Góp phần nâng cao năng lực hoạt động quản lý Nhà nước của CBCC cấp xã
(HGĐT)- Với một tỉnh miền núi như Hà Giang, cán bộ chính quyền cơ sở đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kiến thức về Nhà nước, pháp luật, về quản lý nhà nước cón rất hạn chế, do vậy việc đào tạo bồi dưỡng cho đối tượng này là hết sức cần thiết và cấp bách.
Thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức (CBCC) cấp xã của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2007-2010 của UBND tỉnh ngày 21/05/2007 thì có rất nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo trung cấp lý luận chính trị: 240 người; Đào tạo trung cấp hành chínhcho cấp xã: 120 người; Bồi dưỡng quản lý nhà nước cho đối tượng là CBCC cấp xã: 2.111 người; Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã: 390 người; bồi dưỡng công tácvăn phòng thống kê cấp xã: 195 người.
Trong các chương trình trên, phần kiến thức chủ yếu là chuyên môn thuộc Khoa Nhà nước vàPháp luật. Chỉ tính riêng số CBCC cấp xã có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 2.111 người đã phảitổ chức khoảng 30 lớp. Để đáp ứng nhiệm vụ theo kế hoạch và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã, thiết nghĩ cần phải tăng cường lực lượng giảng viên. Hiện nay, số giảng viên của trường Chính trịđược đào tạo chuyên ngành pháp luậtvà hành chính chưa nhiều, biên chế trong Khoa Nhà nước và Pháp luậtcòn quá ít do vậy cần phải có kế hoạch sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm và kiêm chức. Những năm vừa qua, đội ngũ giảng viên kiêm chức đã đóng góp nhiều bài giảng giúp nhà trường hoàn thành kế hoạch, nhưng vẫn chưa tận dụng hết khả năng của đội ngũ này có nhiều nguyên nhân: Ngoài một số giảng viênrất nhiệt tình, cơ quanchủ quản tạo điều kiện ủng hộ, thì cũng có giảng viên kiêm chức chưa thật nhiệt tình, có cơ quanchưa thật sự tạo điều kiện cho giảng viênkiêm chức thực hiệnnhiệm vụ giảng dạy theo kế hoạch được phân công. Theo chúng tôi, ở trường Chính trị tỉnh nào cũng vậy, nhà trường muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải có lực lượng giảng viên kiêm chức nhiệt tình, các cơ quanq uản lý giảng viên tạo mọi điều kiện giúp đỡ để giảng viên kiêm chức hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy được phân công. Đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức của trường Chính trị Hà Giang đã được Tỉnh uỷ quyết định, trước hết phải coi nhiệm vụ giảng dạy cũng là một phần nhiệm vụ chuyên môn của mình, đề nghị tỉnh có chế độ chính sách, có cơ chế quản lý thích hợp. Để bảo đảm nâng cao chất lượng giảng dạy, cần phải cho cả giảng viên kiêm chức đi tập huấn, trước khi giảng dạy cần phải có sự trao đổi thống nhất với khoa chuyên môn. Sau mỗi chương trình cần có đánh giá rút kinh nghiệm. Đối với giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm nhiệm muốn nâng cao chất lượng giảng dạy ngoài việc đi tập huấn phảiđược đi nghiên cứu thực tế, phảiđược dự thính các kỳ họp của HĐND các cấp để có thêm những hiểu biết các vấn đềkinh tế, chính trị -xã hội của địa phương. Cùng với những giải pháp trên, điều quan trọng là bản thân mỗi giảng viên phải tích cực nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm, áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng để hoàn thành kế hoạch mở lớp của nhà trường đạt kết quả tốt.
Ý kiến bạn đọc