Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần: Chung tay đồng hành cùng người dân phát triển KT-XH
Hưởng ứng vận động của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 2493/TTg-ĐMDN ngày 15/12/2009), giới thiệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (văn bản số 3135/LĐTBXH-BTXH ngày 21/8/2009), Công ty Cổ phần HimLam (Thành phố Hồ Chí Minh) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (đăng ký kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang) đồng ý nhận với Chính phủ hỗ trợ huyện nghèo Xín Mần (tỉnh Hà Giang) với phương pháp: góp vốn lập Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần để triển khai hỗ trợ toàn diện theo 4 nội dung chính cho huyện gồm: Đào tạo nhân lực và hỗ trợ cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, y tế; Hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp và trồng rừng; Hỗ trợ kết nối giao thông; Bảo quản, chế biến nông, lâm sản sau thu hoạch, không vì lợi nhuận.
Sau 5 năm đi vào hoạt động (Từ 13/01/2010), Công ty Xín Mần với trên 40 lao động đã làm đầu mối để tài trợ cho huyện Xín Mần và tỉnh Hà Giang trên 80 tỷ đồng; đầu tư vào sản xuất, tài sản trên 20 tỷ đồng cho: Xưởng sơ chế nông sản Na Lan huyện Xín Mần (dây chuyền tách, sấy ngô quả tươi; chế biến thức ăn chăn nuôi, kho lạnh, khu nuôi gia súc...); Nhà máy chế biến gỗ Hùng Thắng tại huyện Bắc Quang.... nộp thuế cho Ngân sách huyện Xín Mần khoảng 5 tỷ đồng/5 năm. Hiện nay công ty đang tập trung cho việc chuẩn hóa các quy trình thu mua, sơ chế ngô; trồng rừng và chế biến gỗ để đảm bảo hiệu quả, không phải bù lỗ.
Cùng với việc hỗ trợ cho huyện Xín Mần, Công ty nhận thấy cần có đơn vị chế biến sâu hơn để tăng giá trị cho sản phẩm gỗ Keo của tỉnh Hà Giang, đón đầu dự án trồng rừng của công ty tại huyện Xín Mần, Công ty đã lập Dự án và đầu tư xây dựng Nhà máy tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang (UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 10121000133 ngày 18/12/2012) với kinh phí 7,9 tỷ đồng, áp dụng công nghệ tiên tiến, gỗ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào G7, EU; Nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2013. Sau 2 năm hoat động, nhà máy đã thu mua, sơ chế được 2.000 m3 gỗ Keo xẻ thanh (tương đương với 6.000 m3 gỗ tròn), doanh thu trên 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên do mới thành lập và đi vào hoạt động, tay nghề của công nhân còn chưa cao nên phải tốn nhiều chi phí nguyên vật liệu để làm thử dẫn đến chất lượng hàng còn hạn chế trong khi yêu cầu mua hàng xuất khẩu cao, số tồn kho nhiều, không chuyển sang làm hàng khác được, hoạt động chưa đạt công suất, vì vậy nên chưa có lợi nhuận, còn phải bù lỗ.
Từ năm 2015, tay nghề công nhân đã khá ổn định, người lao động dám nhận khoán sản phẩm, công ty sẽ chuẩn hóa các Quy trình, nâng cao chất lượng, công suất hoạt động để cân đối thu-chi, không phải bù lỗ. Sản phẩm của Nhà máy: gỗ Keo sấy khô; gỗ Keo sấy khô bào nhẵn 4 mặt bo cạnh; ván ghép thanh ( công ty thuê ghép ở Bắc Ninh để tận dụng gỗ thừa, thiếu quy cách xuất khẩu) dùng làm bàn ghế công sở, học sinh, tủ...
Khách hàng của Công ty: Công ty cổ phần Woodland - Hà Nội; Công ty cổ phần HimLam Mộc Dũng - Bắc Ninh; Công ty cổ phần lâm sản Nam Định - Nam Định; một số trường học, cơ quan, cá nhân tại huyện Xín Mần, Bắc Quang.
Vừa sản xuất vừa rút kinh nghiệm, Công ty nhận thấy cần phải tiết kiệm hơn nữa nguyên, nhiên liệu, qua tìm hiểu, Công ty đã liên hệ được với Bộ KH&CN để lập dự án và được phê duyệt, chấp thuận giao làm Cơ quan chủ trì thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sấy gỗ tại tỉnh Hà Giang”, công suất 3 lò x 30 m3/mẻ =90 m3 tại văn bản số 2072/QĐ-BKHCN ngày 16/08/2012 Quyết định phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015” bắt đầu thực hiện từ năm 2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN, với tổng kinh phí 2,38 tỷ đồng, thực hiện từ tháng 3/2013 - 3/2015. Cơ quan chuyển giao công nghệ là Trung tâm nghiên cứu công nghiệp rừng - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam - Bộ NN&PTNT; Chủ nhiệm là ông Ngô Trung Sơn- Giám đốc công ty. Mục tiêu của dự án: Đào tạo 04 kỹ thuật viên, tập huấn 40 công nhân, nông dân về chọn lựa gỗ, sấy, bảo quản gỗ; Có các quy trình về chọn, sấy, bảo quản gỗ để áp dụng vào sấy; Hỗ trợ để có 1 mô hình lò sấy gỗ được giám sát tự động (Bộ KH&CN hỗ trợ 1 bộ thiết bị cấp nhiệt, hệ thống điều khiển tự động cho 3 lò; 1 nồi hơi cho 3 lò với tổng kinh phí 1,05 tỷ; Công ty đầu tư xây dựng 3 lò, mua thêm 2 bộ thiết bị, nhà xưởng, điện... với tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng); Hỗ trợ mua 167 m3 gỗ keo xẻ thanh trị giá 500 triệu đồng (thực hiện đấu thầu công khai).
Kết quả sau khi được hỗ trợ từ Bộ khoa học và công nghệ, mô hình lò sấy hoạt động từ tháng 4/2014, ổn định, hiệu quả, qua so sánh với hệ thống lò sấy cũ của công ty có cùng công nghệ, nhận thấy: Thời gian sấy giảm từ 22 ngày/mẻ gỗ xuống còn 17-18 ngày/mẻ gỗ; Độ an toàn cao hơn, dễ quản lý, kiểm tra; Chất lượng gỗ tốt, khách hàng ghi nhận; Người lao động thành thục hơn trong thực hiện chọn, sấy gỗ, đưa vào lò... Các chi phí nhân công, củi, điện...giảm khoảng 20% so với lò sấy cũ; Nâng công suất Nhà máy thêm 1.000 m3 gỗ/1 năm;
Để phát huy hơn nữa hiệu quả của phần được Bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ, nâng cao giá trị, tận dụng tối đa sản phẩm gỗ (đoạn ngắn, hàng thiếu chút ít quy cách xuất khẩu), Nhà máy tạo ra sản phẩm cuối cùng đưa đến người tiêu dùng, rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để Công ty đầu tư 1 dây chuyền sản xuất ván ghép thanh (chỉ thêm một số máy móc làm mộng, ghép, chà, ép) với công suất khoảng 10.000 m2/năm, chi phí máy móc khoảng 3 tỷ đồng, Công ty đối ứng bằng nguyên liệu, nhà xưởng, nhân công. Nếu được như vậy thì sẽ tạo được một đơn vị đầu tiên của tỉnh làm chủ, sản xuất được hoàn chỉnh sản phẩm từ gỗ rừng trồng, có đội ngũ công nhân lành nghề, sẽ tăng giá trị gỗ, góp phần khuyến khích trồng rừng, chăm sóc rừng của người dân, tạo thêm hàng nghìn lượt việc làm.
Ngô Trung Sơn (GIÁM ĐỐC, CHỦ NHIỆM DỰ ÁN)
Ý kiến bạn đọc