Ứng viên chức chủ tịch FIFA: Cao thủ miền sa mạc

07:40, 19/04/2011
Cuộc bầu cử Chủ tịch FIFA đến tháng 6 này mới diễn ra với màn đua tranh giữa 2 ứng viên: đương kim Chủ tịch Sepp Blatter và Bin Hammam.

Nhưng ngay từ bây giờ, có thể nói rằng, chỉ riêng việc trở thành đối thủ duy nhất của Blatter– người đã tại vị 13 năm và vượt qua biết bao sóng gió tại FIFA - đã cho thấy sức mạnh đáng kể của Bin Hammam.

Thủ lĩnh vùng Tây Á
Không phải đến bây giờ Mohamed bin Hammam mới nổi lên như một nhân vật xuất sắc của bóng đá thế giới. Trước khi trở thành Chủ tịch AFC hồi năm 2002, người đàn ông Qatar 61 tuổi này đã đảm nhiệm một ghế trong Ban chấp hành FIFA (ExCo) từ năm 1996 và được xem như đồng minh quan trọng của Chủ tịch Sepp Blatter trong suốt 13 năm qua.

Nhưng Bin Hammam không chỉ là một nhà quản lý bóng đá ở tầm vĩ mô. Năm 23 tuổi, ông đã làm Chủ tịch Al-Rayyan SC, một trong những đội bóng giàu truyền thống nhất Qatar. Trong 15 năm tại vị ở Al-Rayyan SC, Bin Hammam cũng đã tiến thêm những nấc thang mới qua việc kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền và Liên đoàn bóng bàn Qatar trước khi trở thành người lãnh đạo cao nhất của LĐBĐ Qatar vào năm 1992.

Sự nghiệp của Bin Hammam cho đến nay vẫn có chiều hướng đi lên. Bởi sau 2 cột mốc đáng nhớ: gia nhập Ex-Co và trở thành Chủ tịch AFC, ông cũng vừa ghi thêm một chiến công ấn tượng khi góp phần đưa VCK World Cup 2022 về Qatar.

Kỳ thủ xuất sắc trên chính trường
Dông dài về con đường thăng tiến của Bin Hammam để thấy rằng, không có gì lạ khi ông đang đi những nước cờ sáng suốt trong chiến dịch giành quyền ngồi vào chiếc ghế cao nhất tại FIFA. Thực ra, người ta chỉ biết đến tham vọng soán ngôi của Bin Hammam vào hồi tháng 12/2010, khi ông lần đầu tiên thách thức quyền lực của Blatter tại cuộc họp ExCo trên đảo Robben (Nam Phi). Khi đó, Bin Hammam – với tư cách Chủ tịch dự án Goal – đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất của Blatter về số tiền tài trợ cho LĐBĐ Nigeria trong khuôn khổ dự án này..

Giới phân tích cho rằng, sở dĩ Bin Hammam phải đợi tới lúc ấy mới bước lên vũ đài là bởi ông phải hòa hoãn với Blatter nhằm phục vụ cuộc vận động tranh quyền đăng cai VCK World Cup 2022 của quê nhà. Qatar giành chiến thắng, Bin Hammam lập tức thay đổi chiến thuật. Nhưng ông vẫn còn khá thận trọng. Phải đợi tới sau khi tái đắc cử chức Chủ tịch AFC hồi tháng 1/2011, ông mới công bố việc ra tranh cử cùng Blatter.

2 tháng qua, Bin Hammam đã công cán khắp thế giới nhằm vận động cho cuộc tranh cử. Ông nhanh chóng thuyết phục được LĐBĐ Anh – những người vẫn “cay” Blatter sau vụ chỉ có 2/24 thành viên ExCo bỏ phiếu cho nước Anh trong cuộc đua giành quyền đăng cai VCK World Cup 2018. Bin Hammam cũng “thu phục” được Peter Kenyon – cựu GĐĐH Chelsea, thành viên Ban phát triển chiến lược của UEFA, hay Richard Scudamore (trưởng BTC Premiership). Nhưng quan trọng nhất là Bin Hammam đã nhận được cái gật đầu từ Chủ tịch UEFA Michel Platini, người nếu ra tranh cử sẽ là đối thủ quá tầm của ông. Với tuyên bố “sẽ ở lại UEFA thêm một nhiệm kỳ” và “hoan nghênh Bin Hammam ra ứng cử Chủ tịch FIFA”, Platini coi như đã ký vào hiệp ước hòa hoãn với Chủ tịch AFC.

Thách thứ vẫn còn phía trước

Bin Hammam đang đi những nước cờ sáng, nhưng giới quan sát cũng cho rằng, điều đó có phần giúp sức từ thời thế. Bởi đây là lúc mà các đại diện của châu Phi và châu Đại dương không có cơ hội ra tranh cử sau vụ scandal bán phiếu bầu VCK World Cup 2018 và 2022. Trong khi đó, Chủ tịch LĐBĐ Nam Mỹ, ông Nicolas Leoz lại quá già và hết tham vọng. Còn Platini vẫn dang dở với những kế hoạch lớn cùng UEFA nên muốn đợi tới khi Blatter chính thức thoái vị vào năm 2015 mới “xuất tướng”.

Tất nhiên, Bin Hammam vẫn còn ở rất xa chiến thắng. Hẳn mọi người còn nhớ vào năm 2002, chiếc ghế của Blatter cũng bị ứng cử viên Issa Hayatou (Chủ tịch LĐBĐ châu Phi) bủa vây mạnh mẽ. Nhưng rồi, bằng kỹ năng vận động siêu hạng, Blatter đã chia rẽ được các đồng minh của Issa Hayatou để giành chiến thắng.

Liệu kịch bản ấy sẽ xảy ra với Bin Hammam? Câu trả lời chính xác chỉ có vào tháng 6 năm nay. Nhưng chắc chắn, ngay cả khi thắng cử và trở thành vị Chủ tịch người châu Á đầu tiên của FIFA, Bin Hammam vẫn đối diện không ít thách thức. Ông phải đưa ra được phương án cải tổ hợp lý cho FIFA như cam kết, cũng như cần thể hiện khả năng kiếm tiền xuất sắc hơn Blatter – người đã biến FIFA thành cỗ máy kinh doanh siêu hạng với số lãi của riêng 3 năm qua đã lên tới hơn 600 triệu USD. Khoản tiền ấy dĩ nhiên gắn liền với quyền lợi của các LĐBĐ thành viên, và hơn ai hết, Bin Hammam hiểu rằng, nó cũng làm nên những lá phiếu tới đây.

bongdaplus.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Arsenal chia điểm siêu kịch tính với Liverpool
Hy vọng của Arsenal chinh phục ngôi cao Ngoại hạng Anh mùa giải năm nay lại thêm trắc trở bởi bàn gỡ hòa 1-1 của Liverpool vào phút bù giờ thứ 12, tối chủ nhật.
18/04/2011
Ngọc Thanh tỏa sáng giành lại điểm cho Đà Nẵng
Tiếp tục phong độ chói sáng nhưng tiền đạo Ngọc Thanh chỉ có thể giúp đội bóng của HLV Lê Huỳnh Đức giành lại một điểm trước Bình Dương trong trận cầu tâm điểm vòng 11 V-League chiều chủ nhật trên sân Chi Lăng.
18/04/2011
23h15 ngày 16/4, Man City vs Man United: Derby vì những ước mơ
Giấc mơ về cú ăn 3 vĩ đại đang dần hiển hiện với con người ở nửa đỏ thành Manchester. Ở phía bên kia, nửa xanh Man City cũng đang mơ về việc làm nên lịch sử sau 36 năm không danh hiệu. Dù lần gặp nhau tại Wembley hôm nay chỉ là mới là trận bán kết của FA Cup, nhưng đây là một bước lớn để họ chinh phục những giấc mơ tươi đẹp của riêng mình.
16/04/2011
Cách phối đồ năng động với quần jeans
Có lẽ không có trang phục nào lại được ưa chuộng như quần jeans. Với những biến tấu phong phú của mình, quần jeans ngày càng khẳng định địa vị “thống trị” của mình với thời trang của phái đẹp.
15/04/2011