Asian Cup 2007: Gọi tên ai là nhà vô địch?

09:33, 24/07/2007

Asian Cup 2007 đã sắp đi đến hồi kết, 4 đại diện xuất sắc nhất có tên ở bán kết là Nhật Bản, Iraq, Hàn Quốc và Ảrập Xê Út. Trong số này, ai sẽ là nhà vô địch?


Đương kim vô địch Nhật Bản chiếm ưu thế

 

Màn trình diễn của các cầu thủ Nhật Bản cho đến thời điểm này của giải đấu được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Khởi động bằng trận đấu thủ hòa 1-1 trước Qatar, Nhật Bản tiếp tục làm mọi người phải tâm phục khẩu phục khi hạ UAE 3-1 và tiếp đến là đánh bại chủ nhà Việt Nam 4-1. Đứng đầu bảng B, nhật bản xuất sắc lọt vào tứ kết và gặp Australia đầy duyên nợ.

 

Mặc dù gặp đối thủ rất khó nhưng các cầu thủ đến từ xứ sở Phù Tang lại một lần nữa xuất sắc vượt qua khó khăn. Trên sân Mỹ Đình, Nhật Bản kìm chân các cầu thủ Australia (bất chấp bị dẫn trước) trong loạt đá penalty định mệnh. Thắng lợi 4-3 từ luân lưu 11m (chung cuộc 5-4), các nhà ĐKVĐ Nhật Bản xứng đáng có mặt tại Bán kết Asian Cup 2007 và tràn đầy cơ hội trở thành đội đầu tiên 3 lần liên tiếp giành danh hiệu cao quý này.

 

Nhật Bản mạnh, mạnh thực sự, mạnh ở cả 3 tuyến. Yoshikatsu Kawaguchi, thủ thành có hơn 100 lần khoác áo đội tuyển quốc gia làm cho các đồng đội yên tâm. Anh chính là người đã làm cho Hary Kewell bị “bẽ mặt” khi xuất sắc cản phá pha sút penalty, qua đó góp công giúp Nhật Bản có mặt ở bán kết.

 

Hàng thủ, bộ tứ cầu thủ Yuichi Komano, Keisuke Tsuboi, Akira Kaji và Yuji Nakazawa là những người hoạt động không biết mệt mỏi, đặc biệt là Nakazawa. Công thủ toàn diện, bộ tứ này án ngữ trước khung thành của Kawaguchi khiến cho các tiền đạo đổi phương phải nản lòng. Chính sự xuất sắc của họ làm cho hàng thủ Nhật Bản chỉ bị thủng lưới có 3 bàn tính đến thời điểm này.


Takahara đang đều đặn ghi bàn thắng

 

Tuyến giữa của Nhật Bản được đánh giá mạnh nhất với sự có mặt của chuyên gia kiến thiết và ghi bàn Shunsuke Nakamura; chuyên gia đấu tay đôi Keita Suzuki; chuyên gia chạy cánh trái với tốc độ kinh hoàng Yasuhito Endo; và chuyên gia phát động tấn công Yasuyuki Konno. Trong 4 chuyên gia này, Shunsuke Nakamura là linh hồn của đội bóng. Sau bao nhiêu năm chinh chiến ở bầu trời Châu Âu, kinh nghiệm của Nakamura đã góp công rất nhiều giúp Nhật Bản có được thành công như hiện tại. Khả năng chuyền chóng, sút phạt của anh chính là điểm mạnh khiến cho tất cả mọi thủ môn phải e dè.

 

Hàng tiền đạo Nhật Bản đang thi đấu hết sức ổn định nhờ phong độ chói sáng của Takahara và Seiichiro Maki. Tiền đạo đang thi đấu ở Đức Takahara đang là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải đấu với 4 bàn thắng và anh còn hứa hẹn tỏa sáng.

 

Sức mạnh đồng đều ở 3 tuyến khiến cho Nhật Bản trở nên khó đánh bại. Ngay cả tuyển Australia với nhiều các hảo thủ đang thi đấu ở Premiership cũng đã trở thành bại tướng của họ. Đương nhiên, Nhật Bản được giới chuyên môn đánh giá cao nhất cho đến thời điểm này. Khả năng họ giàn chức vô địch lần thứ 3 liên tiếp là hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có phong độ xuất sắc nhờ bộ não của “phù thủy” Ivica Osim, huấn luyện viên trưởng của đội bóng. Thái độ làm việc điềm tĩnh, nhẹ nhàng và không biết lo âu của vị thuyền trưởng này khiến ông trở nên đặc trưng hơn tất cả so với những đồng nghiệp còn lại. Có lẽ vì thế mà ông có nhiều miếng chiến thuật giúp Nhật Bản thực sự bay cao?


Hàn Quốc không quá mạnh ở giải đấu năm nay

 

Hàn Quốc , Iraq và Ảrập Xê Út: Tiềm ẩn nhiều bất ngờ

 

Mặc dù đánh bại Việt Nam 2-0 trong trận tứ kết nhưng Iraq vẫn không được giới chuyên môn đánh giá cao. Họ nhất bảng A với chiến thắng 3-1 trước Australia và đạt được những bước tiến ổn định thời gian qua. Họ từng có mặt ở tứ kết Olympic 2004, là á quân ASIAD 2006 (Á vận hội).

 

Ở trận tứ kết, đội bóng Tây Á đã lãng phí không ít thời cơ, nhưng tận dụng tuyệt vời hai cơ hội đá phạt ngoài khu cấm địa (đầu hiệp một và hiệp hai). Đội Việt Nam cũng có vài cơ hội, nhưng dứt điểm thiếu chính xác, yếu lực, hoặc bị chặn lại ngay trước vạch vôi. Trong đội hình của họ nổi bật có hai cầu thủ mang áo số 10 và số 5. Đó là tiền đạo đổi trưởng Younis Mahmoud và tiền vệ Nashat Akram. Khả năng hoạt động xông xáo của hai cầu thủ này khiến trục giữa của Iraq rất mạnh. Tuy nhiên, ở các vị trí khác họ bộc lộ nhiều điểm yếu, nếu đối đầu với các đội bóng mạnh thì rất có thể bị tận dụng. Nếu kiểm soát được tầm hoạt động của Younis Mahmoud và Nashat Akram thì Iraq sẽ yếu đi trông thấy.

 

Hàn Quốc quá may mắn ở giải đấu năm nay, nhất ở vòng đấu bảng. Cuộc đối đầu giữa 2 “ông lớn” châu lục Hàn Quốc và Iran đã kết thúc bất phân thắng bại sau 120 phút và đội bóng đến từ xứ sở Nhân Sâm là đội may mắn giành quyền vào bán kết sau chiến thắng 4-2 trong loạt sút penalty.


Iraq chỉ mạnh ở vài ngôi sao

 

Hàn Quốc và Iran là những đối thủ đầy duyên nợ tại các kỳ Asian Cup, mà cụ thể hơn là ở vòng tứ kết. Chính Iran là đội đã cản bước tiến của những Chiến binh Taeguk cũng tại vòng này bằng chiến thắng 4-3 tại Trung Quốc cách đây 3 năm. Ngược trở lại quá khứ, Iran từng cho Hàn Quốc “phơi áo” với tỷ số kinh hoàng 6-2 ở Asian Cup 1996 còn cách đây 6 năm, đội bóng Đông Á là người giành chiến thắng 2-1 tại Lebanon, và tất cả đều được “giải quyết” ở… tứ kết.

 

Thủ môn kỳ cựu Lee Woon-jaelà người hùng của Hàn Quốc khi anh cản phá thành công 2 cú penalty của Mehdi Mahdavikia và Rasoul Khatibi, mang lại chiếc vé vào bán kết cho đội nhà.

 

Trong đội tuyển Hàn Quốc, Lee Chun-soo là ngôi sao sáng nhất cho đến thời điểm này. Vì không có sự phục vụ của các trụ cột nên tuyển Hàn Quốc không thể hiện được mình. Lối chơi bóng kỹ thuật và tốc độ của Lee Chun-soo mang đến cho đội tuyển xứ sở Kim Chi nhiều màu sắc mới. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của thủ thành Lee Woon-jae cũng được xem là một điểm mạnh của Hàn Quốc.

 

Ảrập Xê Út từ vẫn được xem là ông lớn của làng bóng đá Châu Á. Trận đấu giữa họ với Uzbekistan ở tứ kết được đánh giá hấp dẫn nhất từ đầu giải. Bất chấp tính chất sống còn, cả hai đội đều đã chơi rất cống hiến và tạo được về khung thành đối phương nhiều tình huống sóng gió.


Ảrập Xê Út sống nhờ nhiều vào kinh nghiệm


Đây có thể nói là một trận đấu kém may mắn của Uzbekistan . Lối chơi tốc độ và bài bản của họ mang lại nhiều cơ hội, nhưng hoặc là trọng tài hoặc là xà ngang và cột dọc đã liên tiếp từ chối những nỗ lực của đội bóng Trung Á.

Điều đó khiến số phận của họ rẽ sang một hướng mà lẽ ra kết cục có thể phải khác. Sau nhiều lần tấn công bất thành, Uzbekistan phải nhận bàn thua thứ hai, phút 75, sau pha dứt điểm căng của Al Mousa. Nỗ lực của họ sau đó chỉ được đền đáp bằng bàn rút ngắn tỷ số xuống 1-2 muộn màng của Solomin.

Chiến thắng của Ảrập Xê Út thể hiện một lối đá đẹp mắt, vì tinh thần tập thể. Các cầu thủ Ảrập Xê Út thi đấu đồng đều và thực sự không có ngôi sao nổi bật. Khả năng đoàn kết và thi hành kỷ luật trở thành một sức mạnh của các cầu thủ Ảrập Xê Út và đó là lý do mà họ thành công cho đến thời điểm này. Bên cạnh đó, kinh nghiệm thi đấu của các cầu thủ khiến cho họ cũng được đánh giá cao hơn đối với các đối thủ khác. Khả năng đến với chức vô địch của Ảrập Xê Út rất lớn nhưng quan trọng là họ biết tận dụng những cơ hội của mình.

Ở bán kết, hai cặp đấu sẽ là Nhật Bản - Ảrập Xê Út (đá tại sân Mỹ Đình) và Hàn Quốc - Iraq (tại sân Bukhit Jalil , Malaysia ). Đây đều là những cặp đấu giữa một bên là các đại gia vùng Đông Á (Nhật Bản và Hàn Quốc) với một bên là những đại diện đến từ vùng Vịnh. 

Trận chung kết trong mơ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đang được giới chuyên môn mong chờ nhất. Khả năng hai đội bóng Đông Á sẽ có mặt trong trận đấu cuối cùng liệu có xảy ra? Hãy viết những đánh giá và nhận định của các bạn ở ô trống phía dưới và gửi về BBT Bongda24h để dự đoán nhà vô địch. Hãy viết font tiếng việt và dùng Unicode để chúng tôi có thể nhanh chóng tiếp cận bài viết của các bạn. 


bongda24h.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Học viện HAGL-Arsenal JMG kết thúc tuyển sinh khóa đầu
Học viện bóng đá tại Gia Lai này đã hoàn tất đợt tuyển sinh khóa một vào hôm qua. 53 thí sinh tham dự vòng chung kết đã được nhận giấy chứng nhận. Danh sách 16 học viên U11 trúng tuyển sẽ được công bố vào cuối tháng này.
24/07/2007
Saudi Arabia lọt vào BK sau 90 phút nghẹt thở
Saudi Arabia đã xuất sắc tiến vào vòng BK sau khi đánh bại Uzbekistan với tỉ số 2-1 trong một trận cầu kịch tính, mãn nhãn với hàng tá cơ hội ngon ăn bị bỏ lỡ.
23/07/2007
Hàn Quốc chật vật loại Iran bằng loạt "đấu súng"
Bất phân thắng bại sau 120 phút tranh tài vô cùng hấp dẫn, Hàn Quốc đã loại Iran với tỉ số 4-2 trên chấm phạt đền may rủi để giành quyền lọt vào bán kết.
23/07/2007
Thất bại không u ám
Không thể tạo nên bất ngờ trước đối thủ quá mạnh Iraq, đội tuyển Việt Nam đã phải chấp nhận dừng câu chuyện cổ tích của mình tại vòng tứ kết. Nhưng với màn trình diễn đầy nỗ lực của thầy trò Riedl trong trận đấu này, hàng triệu người hâm mộ có quyền tự hào và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Một chương mới rạng rỡ của nền bóng đá Việt giờ mới chỉ bắt đầu.
22/07/2007