Điểm mới của chương trình và sách giáo khoa sau 2015
Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 khoá XI vừa quyết định ban hành một Nghị quyết riêng về Đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong lần đổi mới này, chương trình và SGK là vấn đề quan trọng nhất. Vậy chương trình và SGK sau 2015 có gì mới?
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, chương trình hiện hành nghiêng nhiều về kiến thức hàn lâm, coi trọng tính hệ thống của khoa học chuyên ngành; môn học ở nhà trường như là thu nhỏ các môn học/giáo trình đại học... Chương trình sau 2015 chủ trương chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh (HS) biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống thường nhật.
Bắt đầu từ năm học 2015, học sinh không học cùng một lúc quá 8 môn học mỗi học kỳ.
Thứ trưởng Hiển cho hay, định hướng đổi mới lần này chủ trương thực hiện cách biên soạn đồng thời và thí điểm đồng thời 3 cấp nhằm rút ngắn thời gian thí điểm khoảng 3 - 4 năm (từ 2016 - 2019).
Cụ thể, về mặt chương trình có thay đổi trong giáo dục phổ thông, sẽ thiết kế theo hướng tích hợp cao của các nước ở các lớp học dưới và phân hóa tự chọn cao ở các lớp bên trên.
Ở các lớp học dưới sẽ không thiết kế các môn học giống như các môn khoa học: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa như hiện nay mà sẽ tích hợp lại. Ví dụ: thành các môn khoa học xã hội, các môn khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Chúng ta sẽ lựa chọn trong vô vàn kiến thức tự nhiên và xã hội, của các lĩnh vực khoa học đã có của nhân loại cũng như của Việt Nam để lấy ra những kiến thức cốt yếu nhất gần với cuộc sống của học sinh nhất, đáp ứng tốt nhất việc hình thành năng lực, phẩm chất của HS và cũng phù hợp với điều kiện tâm sinh lý để có chương trình học nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, không căng thẳng, giúp cho việc trang bị kiến thức nhưng nhằm đến năng lực, hình thành kỹ năng của con người lao động trong tương lai.
Còn với các lớp hoc 11, 12 cuối bậc phổ thông tùy vào thiên hướng, khả năng mà các cháu bộc lộ, sở thích các cháu có, các cháu sẽ lựa chọn những môn học theo định hướng nghề nghiệp mà HS sẽ trở thành người lao động mới sau này. Bên cạnh một số môn học bắt buộc, sẽ tôn trọng sở trường, năng lực, sở thích của HS theo định hướng HS sẽ theo đuổi. Theo cách thiết kế thay đổi như vậy sẽ khắc phục việc quá tải hiện nay và khắc phục việc các cháu học tiết nhiều nhưng lại thụ động, không có tính chủ đông trong quá trình học, quá trình giao tiếp, quá trình ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
Theo cách đó thì vị trí người thầy, người trò cũng sẽ thay đổi. Thầy sẽ không còn là người truyền thụ kiến thức mà sẽ là người tổ chức, người cố vấn, người hướng dẫn cho HS. HS không chỉ bị động tiếp nhận kiến thức mà biến kiến thức của thầy thành của mình mà là trò chủ động trong một nhóm được giao nhiệm vụ cụ thể để tìm hiểu những kiến thức, tìm hiểu những kỹ năng, trao đổi thống nhất với nhau đưa ra những đáp án để hoàn thành những vấn đề thầy giáo đưa ra.
Chương trình hiện hành yêu cầu học sinh cùng một thời điểm (trong 1 học kỳ) học quá nhiều môn học và các hoạt động. Chương trình sau 2015 chủ trương giảm mạnh đầu các môn học để mỗi học kỳ học sinh không học cùng một lúc quá 8 môn học.
|
Cấp học
|
Chương trình hiện hành
|
Chương trình sau 2015 (dự kiến)
|
Tiểu học
|
11 môn học + 3 hoạt động
|
3 - 6 môn học + 4 hoạt động
|
THCS
|
13 môn học và 4 hoạt động
|
8 môn học + 4 hoạt động
|
THPT
|
13 môn học + 5 hoạt động
|
3 môn học bắt buộc, 3 môn tự chọn và 4 hoạt động (Lớp 11 và 12)
|
Ý kiến bạn đọc