Trung Quốc và Mỹ đối thoại đầu năm: Mọi thương lượng đều có giá
Nhưng, trước khi vị khách này đặt bước chân đầu tiên xuống thảm đỏ để bắt đầu cuộc đối thoại nhằm tăng cường an ninh giữa Washington và Bắc Kinh và giảm thiểu được những đối đầu quân sự đang tăng lên giữa hai cường quốc của thế giới, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã kịp công khai với báo giới chiến đấu cơ J 20 - máy bay tàng hình thế hệ thứ năm cực kỳ hiện đại có khả năng mang tên lửa, tiếp liệu trên không với tầm hoạt động vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc mà mới chỉ có Mỹ sở hữu, còn Nga đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm.
Trước đó nữa, PLA đưa tin đang hoàn thiện tên lửa Đông Phong DF-21D, được mệnh danh là sát thủ đối với hàng không mẫu hạm và sau rốt, đến ngày 1/7, nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ trình làng tàu sân bay đầu tiên với chi phí lên tới 2 tỷ USD sớm hơn thời hạn dự định tới 4 năm bên cạnh hạm đội tàu ngầm lớn nhất châu Á gồm 60 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
Các động thái như vậy của PLA rõ ràng là có mục đích và buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải đắn đo trước mọi lời nói lẫn ứng xử trong các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh cũng như trong cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Washington vào giữa tháng Giêng tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt. |
Năm 2010, quan hệ Mỹ - Trung đột ngột trở nên căng thẳng, khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama quyết định hoàn tất trọn gói vũ khí có trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, rồi tiếp tục leo thang thêm bởi giới lãnh đạo Mỹ nhiều lần khẳng định đi khẳng định lại rằng Mỹ có lợi ích chiến lược tại Biển Đông.
Không dừng lại các tuyên bố, Washington còn huy động cả hạm đội 7 với hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử USS George Washington tiến vào biển Hoàng Hải để tham gia hàng loạt các cuộc tập trận dồn dập chung với Hàn Quốc và Nhật Bản sau vụ tàu chiến Cheonan bị đánh chìm.
Đáp trả lại các động thái của Washington, Bắc Kinh đình chỉ các cuộc đối thoại quân sự song phương Trung - Mỹ bằng cách hủy bỏ một loạt các chương trình trao đổi quân sự đã được lập kế hoạch trước đó của cả hai bên, trong đó có chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Robert Gates và chuyến thăm trao đổi tới Mỹ của Tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu Trưởng PLA với Đô đốc Mike G. Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cũng như các chuyến thăm hữu nghị của các tàu chiến hai nước.
Ngoài ra, PLA còn tiến hành hàng loạt cuộc tập trận quân sự ở Hoàng Hải và các khu vực biển tiếp giáp như một biện pháp để đối trọng trước các cuộc tập trận hải quân chung Mỹ - Hàn, Mỹ - Nhật bằng các cuộc bắn đạn thật và trình diễn vũ khí mới, song song với việc phản đối mạnh mẽ việc sớm nối lại các cuộc trao đổi quân sự song phương.
Theo phó Đô đốc Yang Yi, phụ trách nghiên cứu chiến lược tại trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc, quan hệ quân sự Mỹ-Trung chỉ được cải thiện, nếu 3 trở ngại sau được gạt bỏ: 1- Mỹ chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan; 2 - Bãi bỏ các đạo luật do Quốc hội Mỹ ban hành nhằm hạn chế trao đổi kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc; 3 - Mỹ chấm dứt kế hoạch thường xuyên thực hiện các hoạt động do thám bằng máy bay và tàu chiến Mỹ trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Trong lúc các bất đồng Mỹ - Trung chưa được giải quyết thì quan hệ Trung-Nhật lại đột ngột căng thẳng quá mức cần thiết và chi phí quân sự của Bắc Kinh không ngừng tăng lên trong một thập niên qua để trở thành nước đứng thứ hai thế giới về chi phí quốc phòng.
Ngân sách trong năm 2010 tăng 7,5%, đạt hơn 80 tỉ USD và dự kiến tăng mạnh trong năm nay. Với chi phí quân sự ngày một tăng và cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều vũ khí hiện đại của Trung Quốc, không những khiến lực lượng hải quân Mỹ và đồng minh buộc phải triển khai ra xa đại lục.
Theo báo giới, Trung Quốc cũng đưa ra lý do cho việc tăng cường năng lực quân sự của mình. Bằng cách phát triển tàu sân bay, tên lửa chống hạm và phi cơ chiến đấu tàng hình, PLA khẳng định chủ quyền với Đài Loan bằng vũ lực khi cần, nếu các nhà cầm quyền ở hòn đảo này tuyên bố độc lập trong lúc Bắc Kinh khẳng định hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời và là một trong các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Ngoài ra, việc Mỹ xây dựng liên minh với những quốc gia như Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan tạo thành một vành đai khiến Trung Quốc cảm thấy mình bị bao vây ở sườn phía Đông…
Tuy vậy, do lợi ích của Mỹ và Trung Quốc là quan trọng trong mọi trường hợp, nên thông điệp của
Cho nên, trong các cuộc thảo luận, hai Bộ trưởng Quốc phòng đã thống nhất các chương trình hợp tác quân sự dưới các hình thức tập trận chung, đối thoại chiến lược, thảo luận cơ chế Hiệp định hợp tác hải quân để dàn xếp các sự cố va chạm bất thường trên biển, trao đổi đào tạo quân sự, trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai lực lượng vũ trang nhằm tăng tính "minh bạch" về chiến lược quân sự và chi tiêu quốc phòng.
Cũng tại cuộc hội đàm lần này, hai Bộ trưởng đã nhất trí thành lập Nhóm công tác để xúc tiến đối thoại về các vấn đề mang tính chiến lược nhất. Còn đề cập tới một "cuộc đối thoại chiến lược" về hạt nhân, tên lửa phòng thủ, cuộc chiến tranh không gian và cuộc chiến tranh mạng sẽ suy nghĩ thêm trong thì tương lai.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuy không thể tạo ra bước đột phá về chất trong việc cải thiện quan hệ quân sự, do Trung Quốc vẫn phản đối quyết liệt việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, song hai bên có thể thông qua việc trao đổi ý kiến lần này để hiểu nhau hơn nhằm tránh những phán đoán sai lệch về nhau.
Điều này góp phần vô cùng quan trọng trong bước đầu thu hẹp các bất đồng quân sự, tạo thuận lợi cho cuộc gặp gỡ Thượng đỉnh giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Obama, bắt đầu ngày 19/1 tại Washington, trong đó vấn đề kinh tế được đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, chúng ta vẫn tin tưởng rằng, trong thời đại mà xu thế của một khu vực, thậm chí cả thế giới phụ thuộc ở mức độ này hay mức độ khác vào sức kéo chủ chốt của các đầu tàu khổng lồ thì sự hợp tác tích cực giữa các cường quốc với nhau không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho chính các cường quốc mà còn tạo điều kiện để cả thế giới cùng có cơ hội phát triển như những gì mà Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã hứa hẹn trong bài nói chuyện nhân dịp đầu năm dương lịch.
Theo đó, Trung Quốc sẽ có quan hệ hiền hòa với các nước khác trong năm 2011 và rằng Trung Quốc sẽ làm việc với các quốc gia trên khắp thế giới để "cùng nhau phát huy xây dựng một thế giới hài hòa".
Ý kiến bạn đọc