Trung Quốc đang siết chặt vòng vây Ấn Độ

10:23, 25/10/2010
Nhiều nguồn tin khẳng định Trung Quốc đưa quân vào Pakistan, thành lập nhiều hải cảng quanh Ấn Độ...nhằm kìm chế quốc gia Nam Á này.

Vài ngày trước, giới chính trị và công luận Ấn Độ rất bất mãn khi nhận được tin Bắc Kinh từ chối cấp visa nhập cảnh cho Tư lệnh quân khu miền Bắc Ấn Độ B .S Jaswal, dù nhân vật này được mời chính thức thăm Trung Quốc.

Hiện quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc có nhiều điểm nóng về an ninh, quân sự: từ biên giới đang có tranh chấp trong vùng Hymalaya đến Kashmir; cũng như sự trợ giúp của Trung Quốc cho Pakistan...

Trước đó một tháng, một bài báo của New York Times tiết lộ Bắc Kinh đưa 11.000 quân vào Gilgit-Baltistan, một khu vực của Pakistan trong dãy Himalaya. 

Pakistan giải thích rằng những quân nhân Trung Quốc này là “cán bộ” hoạt động nhân đạo sau trận lũ lụt vừa qua nhưng Ấn Độ xem sự kiện Trung Quốc đưa quân vào đây như là một hành động thách thức.

Chưa dừng lại, Ấn Độ càng có lý do lo ngại Trung Quốc khi Bắc Kinh tiếp tục triển khai chính sách “lưỡi bò tại biển Đông”, căng thẳng với Nhật ở Hoa Đông và thiết lập hàng loạt hải cảng trong Ấn Độ Dương, từ Myanmar tới Sri Lanka mà Bắc Kinh gọi là “chuỗi trân châu”.

Chuyên gia Pháp Jean-Pierre Cabestan, Giáo sư chính trị ĐH Hong Kong nhận định: “Chuỗi trân châu” thực chất là một mạng nhện bao vây Ấn Độ. Thời bình thì Trung Quốc sử dụng làm thương cảng, khi có khủng hoảng thì không loại trừ các thương cảng biến thành quân cảng, kiềm chế Ấn Độ ngay trên vùng biển nhà.

Còn một chuyên gia quốc phòng ở New Delhi nhận định, Bắc Kinh đang “thổi vào đám than hồng” để kiềm chân Ấn Độ ở Nam Á không cho vươn dậy bởi theo giới lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ đang siết chặt quan hệ với Mỹ, điển hình là qua hiệp ước hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn, nhằm bao vây Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, hôm 7/9, đích thân Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh phải lên tiếng cảnh báo: “Trung Quốc muốn đặt chân vào Nam Á. Trung Quốc muốn kiềm Ấn Độ ở vị trí một quốc gia phát triển có giới hạn. Ấn Độ phải chuẩn bị mọi tình huống”.  


datviet

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nước Pháp chìm sâu trong biểu tình
Cảnh sát chống bạo động Pháp ngày 22-10 đã chiếm lại quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu chính ở phía đông Pa-ri bị người biểu tình bao vây suốt những ngày qua. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình sớm chấm dứt khi các nghiệp đoàn vẫn kêu gọi người lao động tiếp tục đấu tranh phản đối kế hoạch nâng tuổi về hưu từ 60 lên 62 của chính phủ.
24/10/2010
Giáo dục là điều kiện tiên quyết ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đối khí hậu (BĐKH) đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nhận thức về phát triển bền vững, diễn biến của BĐKH và nguyên nhân gây ra BĐKH trong xã hội và nhà trường ngày nay dường như còn rất mờ nhạt.
22/10/2010
Thỏa thuận vũ khí khổng lồ Mỹ - A-rập Xê-út
Một hợp đồng khổng lồ mua bán vũ khí giữa Mỹ và A-rập Xê-út đang được các quan chức hai nước gấp rút hoàn thiện. Ngày 20-10, Chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma đã thông báo cho Quốc hội Mỹ về thỏa thuận cung cấp khí tài quân sự trị giá 60 tỷ USD này.
22/10/2010
Tổng thống Mỹ bác tin muốn "đổi vai" ngoại trưởng
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ thông tin rằng ông có ý định hoán đổi vị trí của Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng Hillary Clinton để tăng sức nặng cho chiến dịch tái tranh cử của ông vào năm 2012.
21/10/2010