Cân bằng chất lượng giáo dục giữa đô thị và nông thôn

08:31, 16/07/2010

Tìm cho con một ngôi trường tốt luôn là niềm mong mỏi của các bậc cha mẹ. Tại những thành phố lớn, mong muốn này được hiện thực hóa bằng những ngôi trường quốc tế, chất lượng vượt trội. Còn những phụ huynh ở ngoại ô, nông thôn, thì sao?


 
Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được học trong ngôi trường tốt nhất.

Thành phố đua tranh, nông thôn mong ngóng

Vợ chồng anh Khoa, chị Linh ( phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) cả tuần nay chỉ tập trung vào việc tìm trường quốc tế tốt nhất cho cậu con trai mới lên 3. Anh Khoa cho biết: “Lúc đầu, vợ chồng tôi cũng chỉ định gửi con vào trường mẫu giáo gần nhà. Nhưng sau tôi thấy ở trường mầm non quốc tế, các cháu được chăm sóc chu đáo, dạy dỗ, phát triển toàn diện. Vào lớp 1 là đã đọc, viết tiếng Việt tốt, ngoài ra còn có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh, phong thái tự tin nên hai vợ chồng quyết định gửi con vào một ngôi trường như thế”.

Mức học phí của trường mầm non quốc tế tại Hà Nội hiện nay dao động trong khoảng 200-300 USD/tháng. Ở những khu vực kinh tế phát triển, nhiều gia đình không thiếu tiền, chỉ thiếu chỗ học tốt cho con do vậy, dù mức học phí khá cao nhưng để con “chắc suất” trong ngôi trường mong muốn, các bậc cha mẹ phải tốn không ít công sức.

Kết quả khảo sát gần đây cho thấy số lượng trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu học tập của học sinh thủ đô. Điều này một phần chứng minh nhu cầu về giáo dục, đào tạo tại đô thị ngày càng tăng nhưng mặt khác, cũng dự báo sự chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa khu vực được tập trung đầu tư phát triển giáo dục (các thành phố, khu đô thị) với những khu vực khác (ngoại ô, nông thôn).

Chị Nguyễn Thị Mai (phường Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) hiện làm công nhân, thu nhập hàng tháng của vợ chồng anh chị khoảng 5 triệu. Nghe cô con gái nói muốn thi vào trường cấp 3 Chuyên ngữ tại Hà Nội, chị Mai thổ lộ: “Thấy cháu háo hức, quyết tâm, tôi lại đâm lo lắng. Ngoài khoản học phí mỗi tháng, con học xa, còn bao nhiêu chi phí phát sinh nữa. Rồi nghe cháu so sánh các bạn ở Hà Nội còn được vào học trường quốc tế, được đi du học, vợ chồng tôi không khỏi chạnh lòng…”.
 
Với những bậc phụ huynh như chị Mai cũng như phần lớn các gia đình kinh tế khó khăn ở nông thôn, nguyện vọng được học tại những trường chuyên, chất lượng cao, trường quốc tế “như trong phim” của các con là ước muốn xa vời, vượt sức bố mẹ.

Nghị định 69 của Chính phủ ưu tiên giáo dục

Trước thực trạng chênh lệch chất lượng đào tạo giáo dục giữa các khu vực kinh tế, nghị định 69 của chính phủ ban hành ngày 30/5/2008 đã kịp thời đưa ra những chính sách khuyến khích các hoạt động xã hội hóa, trong đó có giáo dục.

Theo đó, các nhà đầu tư giáo dục sẽ được hưởng ưu đãi của Nhà nước và địa phương về mức hỗ trợ bồi thường đất, mức thuế… Điều này cho thấy sự chỉ đạo kịp thời của chính phủ nhằm thu hút đầu tư giáo dục tại tất cả các địa phương, kéo gần hơn khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu dạy và học ngày càng cao ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

Tuy nhiên, điểm khó cho các nhà đầu tư là làm sao xây dựng được những ngôi trường chuẩn quốc tế như mong muốn của phụ huynh, học sinh: chất lượng đào tạo tốt, mức học phí “vừa phải”; vừa đảm bảo kinh doanh mà không… “lỗ”. Đây cũng là thử thách khiến ít có doanh nghiệp nào dám mạo hiểm đi đầu.
 
Mô hình trường quốc tế đa cấp Uniscampus sẽ được xây dựng tại Vĩnh Phúc.

Với thực tế đó, Vĩnh Phúc hiện đang nổi lên là một trong những tỉnh đi đầu, thu hút hoạt động đầu tư giáo dục mạnh mẽ. Dự án trường quốc tế đa cấp Uniscampus do Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục UNET đầu tư xây dựng trên địa bàn phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang tạo được tiếng vang trong dư luận với nhiều điểm đáng lưu ý.

Rộng 15ha, được xây dựng như một trung tâm đào tạo, giáo dục hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu của khoảng 1975 học sinh nội - ngoại trú, Uniscampus được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình đào tạo giáo dục hàng đầu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, đây là trường quốc tế đầu tiên đưa ra những chính sách khuyến học, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con em các gia đình chính sách vượt khó học giỏi. Cụ thể, con em các hộ nghèo, học giỏi sẽ được trường hỗ trợ toàn bộ học phí; con em các gia đình có mức thu nhập trung bình ở địa phương có nguyện vọng học tại trường cũng được nhà trường kết hợp với ngân hàng cho vay toàn bộ chi phí học tập.

Quy mô và chất lượng đào tạo của Uniscampus cũng như những chính sách khuyến học của trường hứa hẹn khởi đầu một mô hình giáo dục đào tạo mới phù hợp với thực tế phát triển ở hầu hết địa phương, đặc biệt là các khu vực ngoại ô, nông thôn. Chính thức hoạt động từ năm 2013, Uniscampus đang vẽ nên một tương lai đẹp cho các học trò vùng ngoại ô.


dantri.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Áp-ga-ni-xtan lập lực lượng cảnh sát địa phương
Theo Roi-tơ, ngày 15-7, Tổng thống Áp-ga-ni-xtan H.Ca-dai phê chuẩn kế hoạch của Mỹ về việc thành lập lực lượng cảnh sát địa phương (LPF).
16/07/2010
NaTo kêu gọi không sớm rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan
Theo AFP, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) A.F.Ra-xmút-xen ngày 13-7 cảnh báo, lực lượng Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan sẽ gia tăng các cuộc tiến công nhằm vào lực lượng quốc tế đang triển khai tại nước Nam Á này nếu sự ủng hộ về chính trị của phương Tây đối với cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan giảm sút trong bối cảnh tình trạng bất ổn ở nước này đang tăng cao.
15/07/2010
Ngày làm thủ tục thi CĐ: Không kém “nóng”
(GD&TĐ)-Ghi nhận tại nhiều điểm thi tại Hà Nội hôm nay (14/7) các thí sinh đến làm thủ tục đông không kém gì hai đợt thi ĐH vừa qua, số thí sinh đến làm thủ tục cũng tăng hơn so với năm trước.
14/07/2010
Tổng Thư ký ASEAN khuyến cáo các nền kinh tế khu vực chuyển hướng tới thị trường nội địa
Ngày 13-7, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Ðông-Nam Á (ASEAN) X.Pít-xu-văn khuyến cáo các nền kinh tế khu vực cần chuyển từ dựa vào xuất khẩu sang hướng tới thị trường tiêu dùng nội địa, đồng thời thúc đẩy thương mại nội khối.
14/07/2010