Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu: Chuyện không chỉ riêng ai

08:04, 24/09/2009
Tuy được coi là chủ đề "thứ yếu", nhưng với sự có mặt của khoảng 120 lãnh đạo trên thế giới tại Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức hôm 22/9 cho thấy, đây không còn là "chuyện của riêng ai".

Đây không phải là hội nghị quốc tế đầu tiên về biến đổi khí hậu được tổ chức trong năm nay, nhưng sau khi được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon triệu tập hội nghị chuyên đề của Liên hợp quốc đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới (đông nhất từ trước đến nay).

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh, mọi quốc gia đều quan tâm tới vấn đề này và mục đích của hội nghị nhằm huy động sự ủng hộ chính trị ở cấp cao nhất của từng nước đối với nguy cơ đang đe dọa toàn nhân loại.

Ông Ban Ki-moon cũng kêu gọi chính phủ các nước cam kết chống biến đổi khí hậu tại hội nghị này, tạo tiền đề về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại hội nghị về biến đổi khí hậu ở Copenhagen, Đan Mạch sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair hy vọng, những bế tắc lâu nay tại các cuộc thương lượng về biến đổi khí hậu sẽ được phá vỡ.

Dự kiến, hội nghị về chống biến đổi khí hậu ở New York Copenhagen sẽ thành công bởi nhận được sự ủng hộ của nhiều nền kinh tế lớn, vốn thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỹ đã điều chỉnh nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái sinh, đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm và giảm lượng khí thải của các phương tiện giao thông. Nhật Bản cam kết giảm 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 trong khi Liên minh châu Âu cam kết giảm 30% lượng khí thải nếu các nước giàu khác cũng thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ tiêu giảm khí thải.

Dự kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ công bố kế hoạch mới của nước này trong việc chống biến đổi khí hậu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso vừa tuyên bố, vấn đề biến đổi khí hậu không còn là mối quan tâm của các nhà môi trường bởi giờ đây nó đã trở thành chính sách đối ngoại và vấn đề an ninh của cả thế giới.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki - moon và ông Jose Manuel Barroso.

Ông Ban Ki-moon hy vọng, lãnh đạo các nước sẽ hiểu hơn nguy cơ trái đất ấm dần lên đang đe dọa các nước nghèo. Liên minh các quốc đảo nhỏ (AOSIS), gồm 42 quốc đảo nhỏ và các nước có bờ biển thấp, phối hợp với Nhóm các nước chậm phát triển nhất thế giới (LDC), cũng đã ra tuyên bố khẳng định, sẽ đạt được một hiệp định mới về biến đổi khí hậu tại hội nghị sắp tới ở Copenhagen.

Các nước kể trên đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề như xói mòn bờ biển, lũ lụt, mất lãnh thổ do nước biển dâng cao, ăn sâu vào đất liền và sự biến mất của các dải san hô cũng như các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác sau khi nhiệt độ Trái đất tăng 0,8 độ C.

Giới bình luận nhận định, nếu các nước đang phát triển tham gia Hiệp định mới về biến đổi khí hậu sẽ khiến tổng thu nhập nội địa của toàn thế giới tăng 0,8% và tạo thêm ược hơn 10 triệu việc làm mới. Giới chuyên môn cho rằng, một thế giới carbon thấp đang là niềm mong mỏi của toàn nhân loại...

Dư luận cho rằng, sự thành công của Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu sẽ tạo tiền đề tích cực cho khóa họp lần thứ 64 của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra từ 23 đến 30-9. Chủ đề của khoá họp lần này là "ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng toàn cầu: tăng cường chủ nghĩa đa phương đối thoại giữa các nền văn minh vì hòa bình, an ninh quốc tế và phát triển".

Hội nghị thượng đỉnh của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra trong 2 ngày (24 và 25/9) với chủ đề "Không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân" do Tổng thống Barack Obama chủ trì nhân dịp Mỹ làm Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an (tháng 9/2009) đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh về chủ đề này.

Được biết, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về bản dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất ủng hộ một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Dự thảo kêu gọi các nước trên thế giới ký Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân để thực thi đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ, nhằm hoàn thành 3 mục tiêu: không phổ biến hạt nhân, sử dụng năng lượng hạt nhân theo hướng hòa bình và giải trừ quân bị.


cand.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thái-lan đối phó nguy cơ rối loạn trật tự và xã hội
Chính phủ Thái-lan đã thông qua đề nghị áp dụng Luật An ninh nội địa (ISA) tại quận Dusit ở Thủ đô Băng-cốc từ ngày 29-8 đến ngày 1-9 để bảo đảm an ninh, trật tự trong thời gian lực lượng "áo đỏ" do Mặt trận Thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) lãnh đạo dự định tổ chức cuộc biểu tình chống chính phủ vào ngày hôm nay (30-8) và có tin cảnh báo rằng lực lượng này có khả năng
31/08/2009
Hàn Quốc phóng tên lửa đẩy đầu tiên lên vũ trụ
Chính phủ Hàn Quốc chiều 25-8 thông báo đã phóng thành công tên lửa đẩy đầu tiên của nước này đưa vệ tinh khoa học nặng 100 kg lên quỹ đạo tầm thấp của trái đất.
26/08/2009
Không có gian lận bầu cử ở Afghanistan
Phái viên đặc biệt của Mỹ - ông Richard Holbrooke hiện đang có mặt tại Afghanistan cho biết, Mỹ và các đối tác trong NATO sẽ chấp nhận kết quả bầu cử chính thức của Afghanistan khi nó được công bố bởi uỷ ban bầu cử độc lập.
25/08/2009
Chuyến đi phá băng của Bình Nhưỡng
Hy vọng chấm dứt căng thẳng liên Triều đã được nhen nhóm sau khi phái đoàn miền Bắc chuyển thông điệp đầu tiên của Chủ tịch Kim Jong-il đến Tổng thống Lee Myung-bak.
24/08/2009