Giải trừ vũ khí hạt nhân-đã có đồng thanh...
Thế là theo đúng dự cảm của giới báo chí, Hội đồng bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết ủng hộ một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Có thể coi đây là một sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử LHQ với một vấn đề còn tranh cãi song đã có được sự “đồng thanh”, cho dù có thể còn những điều “chưa tương ứng”...
Một Nghị quyết lịch sử
Niu Y-oóc (
Nghị quyết gồm phần mở đầu 22 đoạn và phần cụ thể 32 đoạn, thể hiện quyết tâm xây dựng một thế giới an toàn hơn cho nhân loại và tạo điều kiện tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, theo đúng mục tiêu của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời thúc đẩy ổn định quốc tế, dựa trên nguyên tắc không làm tổn hại đến an ninh của các nước. Nhiều nội dung được khẳng định, nhắc lại, lưu ý, kêu gọi, hoan nghênh… Một số sáng kiến, đề xuất của các nước được ghi nhận, thể hiện trong Nghị quyết, như quyết định của Nga và Mỹ tiến hành đàm phán để ký kết một thỏa thuận thay thế cho Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược sẽ hết hạn vào tháng 12-2009; sáng kiến của Việt Nam về phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) tổ chức một hội nghị quốc tế về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.
Bên lề cuộc họp, các thông tin được bàn đến nhiều là tình trạng kể từ sau khi hai quả bom hạt nhân do Mỹ ném xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản, thế giới bị đặt vào trạng thái lâm nguy, với nguy cơ nhân loại bị hủy diệt do các nước tiến hành chế tạo vũ khí hạt nhân, số lượng nhiều hơn, tối tân hơn, sức hủy diệt mạnh hơn trong cuộc chạy đua không ngừng. Hội đồng hòa bình thế giới và LHQ đã có nhiều hoạt động nhằm ngăn chặn tình trạng lan rộng chế tạo vũ khí hạt nhân. Sau chiến tranh lạnh, phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu vũ khí hạt nhân càng sôi động. Nhưng, theo như Tổng thư ký LHQ Ban Ki-mun thì giải trừ quân bị là một trong những tiến trình chông gai nhất mà thế giới phải đối mặt.
Ðúng là 10 năm qua, hầu như không có tiến triển gì. Đã thế, các loại vũ khí vẫn được sản xuất ồ ạt khắp toàn cầu, khủng hoảng kinh tế cũng hầu như không tác động bao nhiêu đến chi phí quân sự.
Do đó, sự ra đời của Nghị quyết có thể được coi là “một bước vững chắc hướng tới thế giới không có vũ khí hạt nhân”, như lời Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, người đề xuất cuộc họp quan trọng này bày tỏ.
Sự đồng thuận xen lẫn băn khoăn
Có thể nói chưa có một vấn đề nào được bàn và thống nhất cao tại HĐBA LHQ như đối với vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân vừa qua. Hầu hết các ý kiến có thể còn khía cạnh, chi tiết khác nhau song đều hướng tới cái đích là làm gì và làm thế nào để giải trừ vũ khí hạt nhân một cách hiệu quả.
Từ diễn đàn cuộc họp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đưa ra lập luận chặt chẽ và đầy tính thuyết phục rằng, trong Nghị quyết cần coi giải trừ quân bị hạt nhân và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, tiến tới loại bỏ vũ khí hạt nhân là yêu cầu cấp thiết, là nguyện vọng chính đáng của nhân loại. Phải nhanh chóng nâng cao hiệu quả của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó có việc phát huy thẩm quyền của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế. Đẩy mạnh sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình cần thực sự là một trụ cột bền vững cho hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo đó, Việt Nam đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình để trao đổi về những vấn đề như điều phối quốc tế, các biện pháp hỗ trợ phát triển chính sách, khoa học, công nghệ và cả luật lệ bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân.
Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế đồng tình với việc thúc đẩy hợp tác quốc tế dùng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình và đề nghị quy định rõ việc không lạm dụng hạt nhân làm vũ khí. Sau đó họ đã gặp đoàn ta để trao đổi về vấn đề tổ chức hội nghị theo đề xuất của chúng ta. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-mun cũng cho rằng, còn vũ khí hạt nhân thì còn phổ biến, nên phải loại trừ, nhưng muốn chống phổ biến vũ khí hạt nhân thì cần tăng cường vai trò của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế.
Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép (D.Medvedev) nói về những thỏa thuận đã đạt được với Hoa Kỳ và nêu nhiều biện pháp cụ thể. Không được để rơi vũ khí hạt nhân vào tay lực lượng khủng bố. Các nước phải thực hiện cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa ra những vấn đề cụ thể cần được quan tâm là giữ vững ổn định an ninh để tiến hành giải trừ vũ khí hạt nhân; bỏ học thuyết răn đe hạt nhân; tăng cường cơ chế hợp tác; ủng hộ quyền của các nước dùng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình; tăng cường an ninh, an toàn hạt nhân.
Thủ tướng Nhật Bản nhắc lại thảm họa Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, sau 60 năm vẫn còn nhiều người chết do bị ảnh hưởng phóng xạ và đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới nên đến hai nơi đó để mắt thấy, tai nghe hậu quả của vũ khí hạt nhân.
Đưa những nội dung của Nghị quyết vào cuộc sống đã có kế hoạch bước đầu gồm những việc cụ thể. Theo nội dung Nghị quyết và các cuộc trao đổi, sẽ có Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về An ninh hạt nhân vào năm 2010 và Hội nghị lần 2 các nước thành viên và các bên ký kết các Hiệp ước thành lập các khu vực phi vũ khí hạt nhân, tổ chức tại Niu Y-oóc vào ngày 30-4-2010 và Hội nghị quốc tế về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.
Dù có những đồng thuận như vậy nhưng khi đề cập đến những vấn đề gặp phải đã nảy sinh không ít băn khoăn trong thực tiễn. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-mun nêu một tình trạng phổ biến hiện nay là: Các quốc gia chính là chủ thể đưa ra các quyết định quan trọng nhất về vấn đề vũ khí hạt nhân. Hầu hết quốc gia chọn cách từ bỏ vũ khí hạt nhân và tuân theo những cam kết. Tuy nhiên một số quốc gia xem những loại vũ khí đó như một biểu hiện của sức mạnh, một số khác coi đó là cách ngăn chặn hiệu quả trước cuộc tấn công hạt nhân vẫn còn tồn tại. Việc dùng năng lượng hạt nhân là một loại năng lượng sạch nhằm chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, việc sản xuất và sử dụng nhiều hơn đặt ra mối nguy hiểm trước sự gia tăng nguy cơ khủng bố.
Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế cho rằng khó khăn hiện nay là việc bảo đảm an toàn các nguồn hạt nhân, cần tăng cường quản lý, kiểm tra nhưng muốn vậy thì cơ quan cần nguồn lực và quỹ hoạt động.
Vượt qua những khó khăn và phức tạp, đã có một niềm tin được nhen nhóm lên về tương lai của giải trừ vũ khí hạt nhân, nhất là niềm tin đối với nhau. Trên diễn đàn cuộc họp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng con người đã tạo ra vũ khí hạt nhân thì phải có trách nhiệm loại trừ nó để được sống trong một thế giới yên bình. Việt
Ý kiến bạn đọc