Sách lược của Mỹ ở Afghanistan không mới

07:29, 23/03/2009

Tổng thống Mỹ B. Obama mới đây đã công bố sách lược mới tại nước Nam Á này, nói rằng, qua bài học ở Iraq, các cuộc thương lượng với các phần tử ôn hòa trong lực lượng nổi dậy Taliban cần phải được xem xét và đây là một sách lược "đáng được thử nghiệm".


Tuy nhiên, chủ trương mới cũng như chính sách của Mỹ tại Afghanistan nhận được những phản ứng khác nhau ngay trong các chính giới Mỹ và nhiều nước đồng minh NATO. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Washington tiếp tục theo đuổi giải pháp sử dụng sức mạnh quân sự thuần túy sẽ thất bại, ngược lại càng làm cho cuộc xung đột thêm quyết liệt.

Tại cuộc họp báo ở Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 28-2-2009, tướng Ðê-vít Mắc Ki-ơ-nan tuyên bố "năm 2009 sẽ là một năm đầy thách thức và khó khăn" đối với lực lượng nước ngoài ở Afghanistan.

Năm 2001, chính quyền của Tổng thống G. Buss đã điều quân viễn chinh Mỹ tiến công lật đổ chính quyền Taliban cầm quyền ở Afghanistan một cách dễ dàng; rồi dựng lên chính quyền mới thân Mỹ, sống bằng viện trợ của Mỹ, được sự bảo vệ và hỗ trợ của hơn 30 nghìn quân Mỹ và hàng chục nghìn binh sĩ của các nước thành viên NATO khác. Vậy mà, tình hình an ninh ở Afghanistan vẫn "là cơn ác mộng" đối với liên quân và chính quyền Kabul. Lực lượng Taliban tỏ ra mạnh hơn, được tổ chức tốt hơn, mở rộng vùng kiểm soát, tiến hành những hoạt động quân sự "có tính thách đố" đối với quân NATO và vào các cơ quan đầu não của chính quyền ở ngay Thủ đô Kabul. Chính quyền Mỹ đã công khai chỉ trích rằng, Chính phủ Kabul yếu kém "không thể đối phó với lực lượng nổi dậy". Tại nhiều địa phương, khoảng trống quyền lực là thời cơ để Taliban mở rộng ảnh hưởng và trở lại nắm quyền. Dư luận cho rằng, những tháng tới là thời kỳ khó khăn và phức tạp đối với liên quân ở Afghanistan khi chính quyền bị gián đoạn. Tổng thống Karzai sẽ hết nhiệm kỳ ngày 21-5, nhưng mãi đến ngày 20-8 mới tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống mới trong khi theo Hiến pháp, nếu khi tổng thống mãn nhiệm mà chưa bầu được tổng thống mới thì sẽ phải thành lập một chính phủ tạm quyền với một tổng thống tạm thời.

Ðối phó tình hình này, chính quyền Mỹ đang xem xét chiến lược mới tại Afghanistan. Tổng thống Mỹ B. Obama tuyên bố sẽ tập trung nỗ lực cho cuộc chiến chống lực lượng Taliban và các phần tử khủng bố thuộc mạng lưới Al Qaeda ở Afghanistan và Pakistan, trong đó có sách lược sẽ tiếp xúc và tranh thủ lực lượng ôn hòa trong lực lượng Taliban. Mặt khác, Tổng thống B. Obama trước đó đã quyết định sẽ gửi đến Afghanistan thêm 30 nghìn binh sĩ Mỹ trong năm nay, trước mắt là 17.000 binh sĩ Mỹ trong mùa xuân này. Ngày 11-3, ông Obama đã bổ nhiệm Trung tướng Eikenberry làm Ðại sứ mới của Mỹ tại Afghanistan. Tướng Eikenberry trước đây là Tư lệnh Bộ Chỉ huy các lực lượng hỗn hợp ở Afghanistan. Ông Obama cũng nêu rõ, hoạt động của Mỹ tại Afghanistan không chỉ giới hạn ở các hoạt động quân sự, mà mục tiêu cơ bản của Mỹ trong khu vực này là bảo đảm an ninh cho các công dân Mỹ.

Ðầu tháng 3, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố phiên hiệu các đơn vị chiến đấu Mỹ được điều động tới chiến trường Afghanistan. Hai đơn vị chiến đấu được triển khai tại Afghanistan là sư đoàn không vận số 82 đang có mặt tại căn cứ quân sự Ft Bragg tại bang Carolaina Bắc và đơn vị tiền phương chiến đấu của tiểu đoàn số 4 thuộc sư đoàn bộ binh số 4 đang đóng căn cứ quân sự Ft Carson thuộc bang Colorado. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Gates cho biết ở "mức tối thiểu", nhiệm vụ của nước Mỹ là ngăn chặn Taliban khôi phục quyền lực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận, "thực tế là tình hình an ninh tại Afghanistan lại xấu đi trong khoảng hai năm 2005 và 2006" khi Taliban lợi dụng nơi ẩn náu an toàn ở khu vực biên giới với Pakistan để thâm nhập trở lại Afghanistan và gây ra những bất ổn về an ninh. Chủ tịch Tiểu ban phân bổ ngân sách quốc phòng thuộc Ủy ban phân bổ ngân sách Hạ viện Mỹ cho rằng, tình hình tại Afghanistan đang trở thành một thách thức đối với chính quyền và ông dự đoán phải cần tới 60 nghìn quân để trấn áp hoàn toàn tình trạng bạo lực tại đây. Tuy nhiên, Tổng thống B. Obama cần "xác định được một mục tiêu rõ ràng" khi bổ sung binh lực Mỹ tại Afghanistan.

Bộ chỉ huy NATO và các thành viên khác của khối quân sự này cũng đã nêu ra những cách giải quyết khác về Afghanistan. Tại một diễn đàn của NATO ở Hungary ngày 12-3 vừa qua, Tổng Thư ký NATO H. Scheffer nêu rõ, NATO cần duy trì và đưa thêm quân đến Afghanistan, tiếp tục đối thoại với Nga và hy vọng nhận được sự ủng hộ nhiều hơn của Nga trong cuộc chiến ở Afghanistan, can dự sâu hơn với Pakistan.

Quốc hội và Thủ tướng Canada, một nước thành viên của NATO đã khẳng định sẽ rút phần lớn binh sĩ tại Afghanistan về nước vào năm 2011. Ðiều trần trước Ủy ban quốc phòng Thượng viện Canada ngày 9-3, Tư lệnh lục quân A. Leslie cho biết, sau hơn bảy năm tham gia cuộc chiến tranh ở Afghanistan, quân đội Canada đang trong tình trạng rệu rã, thiếu nhân lực, thiếu vũ khí và quân dụng. Trung tướng Leslie thừa nhận, quân đội Canada đã chịu tổn thất nghiêm trọng về quân lực và trang thiết bị quân sự hạng nặng tại miền nam Afghanistan.

Sách lược mới của Mỹ ở Afghanistan không có gì mới, vì trước đó Tổng thống Karzai từng đề xuất tiến hành hòa đàm với Taliban, nhưng đề xuất đã đi vào "ngõ cụt". Sách lược mới của ông Obama đã nhận được ngay gáo nước lạnh khi người phát ngôn của lực lượng Taliban Y. Ahmadi tuyên bố, Mỹ sẽ không thể tìm được những tay súng Taliban "ôn hòa" để nói chuyện, vì "chúng tôi đoàn kết chung quanh mục đích chiến đấu vì tự do".


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tín hiệu hòa bình trở lại I-rắc
Cách đây đúng 6 năm, vào lúc hơn 8 giờ sáng 20-3-2003, hải quân Mỹ bắt đầu bắn những quả tên lửa đầu tiên từ vịnh Péc-xích vào Thủ đô Bát-đa, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai do Mỹ phát động.
20/03/2009
Obama dọa cắt tiền hỗ trợ AIG
Nhà Trắng cho biết đang xem xét việc giảm khoản hỗ trợ sắp tới trị giá 30 tỷ USD dành cho AIG, sau khi tập đoàn bảo hiểm khổng lồ này thông báo thưởng hàng trăm triệu USD cho ban lãnh đạo.
18/03/2009
Tình trạng tra tấn man rợ trong các nhà tù của CIA
Tờ “Bưu điện Oa-sinh-tơn”, ngày 16-3 tiết lộ một báo cáo mật của Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) trong đó kết luận rằng, cách đối xử của chính quyền cựu Tổng thống Bu-sơ với các tù nhân al-Qaeda đã “hợp thức hành động tra tấn”.
17/03/2009
Quân đội đặt trong tình trạng báo động
Ngày 15-3, các quan chức trong đảng của cựu Thủ tướng Pa-ki-xtan Na-oa Sa-ríp cho biết, nhà lãnh đạo lực lượng đối lập này đã bị quản thúc tại gia trong ba ngày ở thành phố La-ho.
16/03/2009
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.