"Nóng" chuyện tranh chấp chủ quyền Bắc Cực

07:51, 30/03/2009
Sau khi Nga đưa quân đến Bắc Cực, lực lượng vũ trang Canada đã thành lập một đơn vị gồm 4 nhóm quân dự bị có quân số 480 người để tiến hành những chiến dịch ở Bắc Cực. Ngoại trưởng Canada tuyên bố Canada không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền ở Bắc Cực.

Ngày 27/3, trong thông báo trên trang web của Hội đồng an ninh quốc gia, Nga tuyên bố sẽ thành lập một lực lượng quân đội đặc biệt để bảo vệ các quyền lợi của nước này ở Bắc Cực. Một lần nữa, chính quyền Moskva đã khẳng định chính sách nhất quán của nước này về vùng Bắc Cực, nơi được đánh giá là có dự trữ dầu khí chiếm 25% tổng dự trữ dầu khí của thế giới.

Trong vòng 10 năm tới, Nga dự định sẽ đưa Bắc Cực trở thành nguồn dầu khí chủ yếu của nước này. Khi có những lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chạy đua chủ quyền mới ở Bắc Cực, người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Nga cho biết, việc thiết lập lực lượng đặc nhiệm sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2020 và Moskva không hề có ý định quân sự hóa khu vực này.

Lực lượng đặc nhiệm Bắc Cực sẽ bao gồm đơn vị bảo vệ bờ biển và vùng biên giới, giúp kiểm soát những vùng lợi ích của Nga trong khu vực.

Theo chiến lược Bắc Cực do Hội đồng an ninh quốc gia Nga soạn thảo khu vực này sẽ thuộc quyền quản lý của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) và trước năm 2016 nó sẽ trở thành "căn cứ dự trữ tài nguyên chiến lược hàng đầu" của Nga.

Trong chiến lược của mình, Hội đồng an ninh quốc gia Nga còn khẳng định rằng, lực lượng quân đội đặc biệt ở Bắc Cực sẽ "kiểm soát toàn diện tình hình tại khu vực này bao gồm việc kiểm soát ranh giới tại những trạm lưu thông qua biên giới quốc gia của Liên bang Nga".

Bên cạnh đó, Nga cũng để ngỏ khả năng cho phép đơn vị này hợp tác với các quốc gia láng giềng để chống khủng bố, nạn buôn bán ma túy, nhập cư bất hợp pháp và bảo vệ môi trường.

Việc thực hiện dự án sẽ được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu sẽ kéo dài đến trước năm 2010, giai đoạn 2 từ 2011-2015, giai đoạn 3 là từ 2016-2020.

Nga sẽ "giữ vững vai trò của một cường quốc trên Bắc Cực" và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hoạch định đường biên giới của Nga ở thềm lục địa vùng Bắc Cực.

Nga liên tục đưa các nhà khoa học tới thám hiểm Bắc Cực.

Là một trong những nơi cuối cùng trên trái đất vẫn chưa bị khai thác tài nguyên khoáng sản, bên dưới biển Bắc Cực là những mỏ dầu khí khổng lồ và đây chính là nguyên nhân gây nhiều tranh chấp giữa các quốc gia.

Có thể nói, cuộc chiến ở Bắc Cực bị "hâm nóng" khi mới đây xuất hiện thông tin lực lượng vũ trang Canada đã bắt đầu thành lập một đơn vị gồm 4 nhóm quân dự bị có quân số 480 người với mục đích tiến hành những chiến dịch ở Bắc Cực. Vì thế, Ngoại trưởng Canada đã có những lời lẽ cứng rắn, tuyên bố Canada không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền ở Bắc Cực và nhấn mạnh việc bảo vệ các vùng lãnh thổ, lãnh hải sau khi có thông báo về kế hoạch của Nga.

Chính quyền Ottawa còn phản ứng bằng cách lên kế hoạch mua các tàu tuần tra Bắc Cực, xây dựng một cảng nước sâu và thiết lập một hệ thống do thám cũng như tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường niên và mở rộng quy mô lực lượng cơ động để tăng cường giám sát và khả năng phản ứng nhanh tại Bắc Cực.

Các nhà phân tích đang lo ngại, động thái của Nga và Canada có thể sẽ khởi đầu cho một "cuộc chiến quyền lợi" mới ở Bắc Cực. Hiện tại, cả Nga, Mỹ, Canada, Na Uy, Đan Mạch đều cho rằng mình có chủ quyền tại đây.

Cho đến nay, Nga đã tiến hành các bước cần thiết, đề xuất lên Liên Hợp Quốc (LHQ) công nhận chủ quyền của Nga ở khu vực này. Chính quyền Moskva cũng đang gợi ý việc tạo lập một cấu trúc an ninh bền vững ở cực Bắc của Trái Đất thông qua các cuộc họp cấp Bộ trưởng của Hội đồng Bắc Cực dự kiến tổ chức vào tháng 4 tới, bởi lẽ gần đây NATO cũng tỏ ý muốn mở rộng hoạt động tại Bắc Cực.

Được thành lập từ năm 1996, Hội đồng Bắc Cực có sự tham gia của Đan Mạch, Phần Lan, Cộng hòa Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ với nhiệm vụ bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng Bắc Cực.

Việc khí hậu Trái Đất nóng lên, tốc độ tan băng ở Bắc Băng Dương tăng nhanh, mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên ở vùng Băc Cực, cũng như rút ngắn hành trình qua Bắc Băng Dương càng khiến cho nhiều nước tỏ rõ tham vọng đối với thềm lục địa Bắc Cực.


CAND

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2009
Sáng 27-3, Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long ký quyết định công bố các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009.
27/03/2009
Người biểu tình lại bao vây tòa nhà chính phủ
Sáng 26-3, Thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) lại phủ đầy sắc đỏ bởi hàng chục nghìn người ủng hộ cựu Thủ tướng bị lật đổ Thặc-xỉn Xin-vắt tiếp tục đổ ra đường biểu tình đòi lật đổ Chính phủ của Thủ tướng A-bị-xịt.
27/03/2009
Nga - Ukraina lại căng thẳng về khí đốt
Tổng thống Nga Medvedev hôm 24/3 đã quyết định đình chỉ cuộc tham khảo ý kiến cấp Thủ tướng với phía Ukraina sau khi Kiev ký tuyên bố chung với Liên minh châu Âu (EU) về hiện đại hóa hệ thống vận chuyển khí đốt tại nước này mà không có Nga tham gia.
26/03/2009
Bạo lực thảm khốc tại Iraq
Hãng Reuters và AP đưa tin từ Iraq cho biết, ngày 23-3, một kẻ đánh bom liều chết chưa rõ danh tính đã cho nổ quả bom tự tạo gài trong người giữa đám đông đang dự đám tang anh trai của một thủ lĩnh cộng đồng người Kurd ở thị trấn Jalawla thuộc tỉnh Diyala, miền đông bắc Iraq, làm ít nhất 25 người chết và 45 người khác bị thương.
25/03/2009
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.