Đằng sau việc Nga chuyển tên lửa cho Iran

07:41, 24/12/2008

Việc Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran (từ 21/12) đang được giới quân sự trong và ngoài khu vực theo dõi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.


 

 Tên lửa Tor - M1.

Thứ nhất, thực hiện thoả thuận đã ký với Tehran . Cả Bộ Ngoại giao Iran và Bộ Ngoại giao Nga đều từ chối bình luận về những thông tin liên quan tới vấn đề nhạy cảm kể trên. Tuy nhiên, với hệ thống tên lửa phòng không S-300, Iran có thể đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công nào của Israel và Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của mình.

Phát biểu với giới truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và an ninh quốc gia Iran Email Kosari nhấn mạnh, việc chuyển giao hệ thống phòng không kể trên là một phần trong thoả thuận đã ký trước đây giữa Nga và Iran. Trước khi nhận được hệ thống tên lửa phòng không S-300, Iran đã nhận được 29 hệ thống phòng thủ tên lửa trên không Tor-M1 của Nga (theo hợp đồng quân sự trị giá 700 triệu USD ký cuối năm 2005). Ngoài ra, Nga còn giúp Iran đào tạo chuyên gia sử dụng loại tên lửa Tor-M1.

Thứ hai, tạo thế cân bằng trong khu vực. Theo giới quân sự, hệ thống phòng không S-300 được biết tới với tên gọi đầy đủ là S-300PMU1 (SA-20 Gargoyle) có tầm bắn hơn 150 km và có thể ngăn chặn các loại tên lửa đạn đạo cũng như máy bay chiến đấu hoạt động ở tầm thấp và tầm cao.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300.

Vì những tính năng kể trên nên cách đây 3 năm (2005), cả Mỹ và Israel đều bầy tỏ mối quan ngại khi biết tin, Nga chuẩn bị bán hệ thống tên lửa phòng không đất đối không S-300 cho Iran bởi với những vũ khí này, Tehran sẽ cải thiện đáng kể khả năng phòng vệ trước bất kỳ cuộc không kích nào của đối phương vào các cơ sở chiến lược, nhất là hạt nhân của nước này.

Ngay lập tức Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Nga và việc này có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ vốn "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Mỹ cho rằng, Tehran có thể sử dụng những loại vũ khí kể trên để chống lại quyền lợi của Mỹ trong khu vực cũng như các nước láng giềng của Iran . Được biết, Iran sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-300 tại các vùng biên giới để tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia.

Thứ ba, tạo điều kiện để Iran thực hiện tham vọng hạt nhân. Mỹ , Israel và đồng minh châu Âu luôn cho rằng, Iran đang tìm mọi cách để sản xuất vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình hạt nhân dân sự. Israel không muốn Iran phát triển năng lượng hạt nhân, nhất là sở hữu bom nguyên tử bởi cho đến nay họ là quốc gia duy nhất có vũ khí hạt nhân ở khu vực Trung Đông.

Cách đây hơn 8 tháng (8/4), Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã khiến thế giới quan tâm khi ông tuyên bố, Iran đã lắp đặt xong 6.000 máy ly tâm. Thủ tướng Israel Ehud Olmert cũng từng kêu gọi thế giới (16/11) phải chung sức ngăn chặn kế hoạch theo đuổi sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Thứ tư, gây áp lực để Mỹ từ bỏ việc xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa tại Đông Âu. Thủ tướng Nga Putin từng đề nghị thành lập một lá chắn tên lửa mang tính toàn cầu và tất cả các bên tham gia đều được quyền bình đẳng và dân chủ trong việc quản lý nó, nhưng Mỹ đã phản đối kế hoạch này.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mostafa Mohammad Najjar từng tuyên bố, thế giới cần một lá chắn tên lửa để chống lại các mối đe dọa đến từ Mỹ và Israel . Ông Mostafa Mohammad Najjar cũng nhấn mạnh, việc Mỹ muốn thiết lập lá chắn tên lửa tại châu Âu để chống lại hỏa tiễn của Iran chỉ là sự dối trá. Theo Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Tướng Mohammad-Ali Jafari cho biết, Iran vừa thành lập Bộ Tư lệnh tên lửa để bảo vệ vùng trời nước này trước các cuộc tập kích bất ngờ từ trên không.

Thứ năm, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Nga - Iran . Ngoài việc bán vũ khí hiện đại cho Iran , Nga còn giúp nước này xây dựng nhà máy điện hạt nhân (đầu tiên) ở thành phố cảng Busherh. Hãng khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga cũng mới ký một thỏa thuận với Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran trong lĩnh vực khai thác các mỏ dầu và khí đốt của nước này. Theo thỏa thuận đã ký, Gazprom không những có thể tham gia vào kế hoạch xây dựng đường ống vận chuyển khí đốt của Iran sang Pakistan và Ấn Độ, mà còn hợp tác khai thác mỏ dầu Bắc Azadegan ở phía Tây Nam Iran.

Thứ sáu, khẳng định sức mạnh quân sự. Với những loại vũ khí đã và đang mua sắm nhằm củng cố khả năng phòng thủ, Iran cũng thể hiện sức mạnh quân sự qua các cuộc tập trận quy mô. Cuộc tập trận kéo dài 3 ngày (từ 8-9) của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và các lực lượng vũ trang khác thực sự thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài khu vực. Ban lãnh đạo Iran tuyên bố, mục đích của cuộc tập trận kể trên là nhằm đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như kiểm tra các loại vũ khí mới do giới khoa học nước này chế tạo


Công an nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

10 sự kiện thế giới nổi bật theo đánh giá của AP
Cuộc bầu cử khiến Barack Obama trở thành tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ là tin tức nổi bật nhất năm 2008, theo sau là khủng hoảng tài chính sẽ thử thách tài lãnh đạo của ông.
23/12/2008
Quốc vương Thái-lan phê chuẩn Chính phủ của Thủ tướng Abhisit
Quốc vương Thái-lan Bhumibol Adulyadej tối qua ra sắc lệnh Hoàng gia phê chuẩn danh sách Chính phủ mới do Thủ tướng nước này Abhisit Vejjajiva đệ trình.
22/12/2008
Tân Thủ tướng Thái Lan: PAD phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Tân Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, hôm 19/12, tuyên bố những người biểu tình chiếm đóng các văn phòng chính phủ và phong tỏa hai sân bay ở Bangkok cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của họ.
21/12/2008
Trung Quốc kỷ niệm 30 năm cải cách và mở cửa
Theo Tân Hoa xã, sáng 18-12, tại Ðại lễ đường nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, đã diễn ra lễ mít-tinh, kỷ niệm 30 năm thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa đất nước, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu và hơn 6.000 đại biểu đại diện đông đảo các tầng lớp nhân dân Trung Quốc.
19/12/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.