Taliban thờ ơ với đề xuất đàm phán hòa bình của Afghanistan
Mặc dù ông Karzai đã mạo hiểm địa vị của mình khi tuyên bố sẵn sàng bảo đảm an toàn cho thủ lĩnh Taliban Mullah Omar nếu ông này đồng ý đám phán hòa bình, nhưng Taliban tỏ ra hết sức thờ ơ với lời đề nghị này.
Tổng thống Karzai nói sẽ làm bất cứ việc gì để bảo đảm an toàn cho tủ lĩnh Taliban Omar nếu ông này đồng ý đàm phán hòa bình. |
Phát biểu của ông Karzai bị xem như là sự thách thức đối với những nước hậu thuẫn ông lên cầm quyền ở Afghanistan, trong đó có Mỹ, nước coi thủ lĩnh Omar là nhân vật cần phải truy nã hàng đầu.
Bản thân ông Karzai cũng lường trước rằng chính những người từng hậu thuẫn ông có thể sẽ tìm cách lật đổ ông nếu ông cam kết bảo vệ Omar.
Trong khi đó, người phát ngôn của Taliban Qari Yousif cho rằng đề nghị bảo đảm an toàn cho ông Omar của ông Karzai là vô nghĩa lý khi bản thân ông Karzai vẫn phải nhờ cậy đến Anh và Mỹ để bảo đảm an toàn cho chính mình.
Ông Yousif vẫn khăng khăng quan điểm Taliban sẽ không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào nếu liên quân nước ngoài vẫn có mặt ở Afghanistan.
Sau phát biểu của ông Karzai, Nhà Trắng đã bày tỏ nghi ngờ việc thủ lĩnh đang trốn chạy của Taliban sẽ từ bỏ các hành động bạo lực của mình và ủng hộ chính quyền Afghanistan. “Chúng tôi chưa thấy dấu hiệu nào từ Mullar Omar cho thấy ông ta đã sẵn sàng từ bỏ bạo lực, chấm dứt quan hệ với Al Qaeda và ủng hộ chính phủ và hợp hiến Afghanistan,” người phát ngôn của Nhà Trắng nói.
Omar là nhân vật hàng đầu trong danh sách truy nã của Mỹ kể từ khi liên quân do Mỹ cầm đầu lật đổ chính phủ Taliban ở Afghanistan vào năm 2001. Taliban bị cáo buộc Omar đã chứa chấp thủ lĩnh Al Qaedar Osama bin Laden trước khi diễn ra sự kiện 11-9-2001, và chính phủ Mỹ sẵn sàng chi 10 triệu USD cho thông tin giúp bắt giữ Omar.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, tháng chín vừa qua, đại diện của Taliban đã có cuộc gặp với quan chức Afghanistan trong một bữa tối do Quốc vương A-rập Xê-út tổ chức. Các bên đã nhất trí rằng, xung đột ở Afghanistan chỉ có thể giải quyết thông qua đối thoại, chứ không phải đối đầu. Các bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục đàm phán ở A-rập Xê-út vào tháng 12 tới.
Ý kiến bạn đọc