Chính phủ Thái Lan rút vào hoạt động bí mật

07:53, 26/11/2008
Nội các Thái Lan hôm nay khẳng định họ vẫn làm việc bình thường, nhưng nhất quyết không tiết lộ địa điểm các quan chức ngồi, để có thể né những người biểu tình đang thề vô hiệu hóa chính phủ.

 
 Một người biểu tình chống chính phủ Thái.
Phát ngôn viên Nattawut Saikau cho biết chính phủ nước này phải trốn, sau khi hàng nghìn người biểu tình tiến đến vây trụ sở tạm của thủ tướng ở sân bay Don Muang, rồi sau đó chơi trò mèo đuổi chuột nhằm ngăn chặn cuộc họp của nội các và các quan chức.

Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat đang bận họp APEC ở Peru và dự kiến đến mai mới về nước. Khi trở lại, ông sẽ phải đối mặt với một tình huống mới trong cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan - kiếm chỗ đặt văn phòng.

Những người biểu tình đòi Somchai từ chức, họ chiếm văn phòng thủ tướng ở trung tâm thành phố từ hồi tháng 8, buộc ông phải tới làm việc ở khu nhà chờ dành cho VIP ở sân bay.

Tuy nhiên cho đến hôm nay, văn phòng tạm này cũng bị người biểu tình thuộc Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) vây bọc. Hôm qua, họ chặn các ngả đường ra vào tòa nhà quốc hội khiến một phiên họp quan trọng của cơ quan này bị hủy.

Những người tổ chức biểu tình cho hay mục tiêu của họ là không cho chính phủ họp hành làm việc ở bất cứ đâu.

"Chúng tôi sẽ phản đối cho đến khi không có cuộc họp nội các nào nữa", một trong những người lãnh đạo biểu tình, ông Somsak Kosaisuk nói. "Chúng tôi sẽ ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hỏng đất nước chúng ta".

Sau khi nghe tin đồn chính phủ chuyển địa điểm họp từ sân bay tới một doanh trại quân đội, hàng nghìn người biểu tình đã đến đó. Trong khi đó phát ngôn viên Nattawut không công khai địa điểm làm việc của nội các.

"Chính phủ vẫn đang hoạt động bình thường, nhưng tôi không thể tiết lộ họ đang làm việc ở đâu bởi PAD sẽ đến và có thể gây rối", ông nói và cho biết thêm rằng nội các Thái "có ý định đàm phán với PAD để lấy lại tòa nhà chính phủ trong vài ngày tới". Khoảng 1.000 quan chức đã được sơ tán khỏi Don Muang chiều qua.

Nattawut cho biết khoảng 2.000 binh sĩ đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng, phòng trường hợp tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ông khẳng định chính phủ sẽ không dùng vũ lực.

Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan bắt đầu từ năm 2006, khi một chiến dịch biểu tình rầm rộ tương tự dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng khi đó là Thaksin Shinawatra. Đồng minh của ông sau đó thắng cử trong cuộc bỏ phiếu tháng 12/2007. Phe đối lập tiếp tục các cuộc tuần hành phản đối từ đó đến nay và cáo buộc chính phủ của ông Somchai tham nhũng và là con rối của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra


Công an nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Việt Nam - Triều Tiên 0 - 0: Những tín hiệu khả quan
Chỉ giành được một kết quả hòa khi đối đầu với đội bóng đến từ Triều Tiên tại T&T Cup nhưng cách chơi của các cầu thủ ĐT Việt Nam đã đem đến nhiều tín hiệu khả quan hơn. Người hâm mộ chứng kiến trận đấu vừa diễn ra trên sân Mỹ Đình có lý do để tin rằng ĐTQG đang đi đúng hướng trên hành trình tìm lại hình ảnh của chính mình…
31/10/2008
Hàn Quốc thuê đất của Madagascar để trồng lương thực
Việc một tập đoàn của Hàn Quốc vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận thuê gần nửa diện tích đất canh tác của đảo Madagascar trong vòng 99 năm để trông ngô và cọ, đang làm dấy lên những ý kiến khác nhau về khía cạnh đạo đức của đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở những nước giàu đất nhưng vẫn nghèo lương thực.
25/11/2008
Lãnh đạo APEC cam kết tự do thương mại
Lãnh đạo các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tuyên bố không nâng các rào cản thương mại trong năm tới nhằm tránh làm trầm trọng thêm khủng hoàng tài chính toàn cầu.
24/11/2008
Obama đã chọn được Bộ trưởng Tài chính mới
Tổng thống mới đắc cử Barack Obama sẽ chọn ông Timothy Geithner, người đứng đầu Cục Dự trữ liên bang New York vào vị trí Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền mới. Còn ông Lawrence Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính có thể được chọn để là chủ tịch mới của FED.
22/11/2008