Những điểm chính của chương trình cứu trợ tài chính 700 tỷ USD tại Mỹ

07:40, 30/09/2008

Chính quyền Mỹ vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ về khoản cứu trợ tài chính 700 tỷ USD được sử dụng để mua lại các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp bất động sản, các khoản nợ xấu và bất cứ tài sản tài chính nào khác mà cần phải được mua để giúp bình ổn hệ thống tài chính. Nó bao gồm cả việc mua lại toàn bộ công ty.


 
 Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson trong phiên điều trần tại Hạ viện về tình hình tài chính Mỹ.
Theo dự thảo chương trình cứu trợ dài 110 trang này, Bộ Tài chính Mỹ sẽ nhận 250 tỷ USD ngay lập tức, và nhận tiếp 100 tỷ USD sau khi đã được Tổng thống suy xét và thông qua. 350 tỷ USD cuối cùng sẽ chỉ được sử dụng khi đã được Quốc hội ra nghị quyết thông qua và nghị quyết này không bị Tổng thống phủ quyết.

Các ngân hàng, các hiệp hội tín dụng, các nhà môi giới chứng khoán, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác đều có thể nhận được sự trợ giúp tài chính của Chính phủ miễn là họ có “ảnh hưởng lớn” trong nước Mỹ.

Chương trình cứu trợ này sẽ do một ban gồm năm thành viên giám sát việc thực hiện, bao gồm bộ trưởng tài chính, bộ trưởng nhà cửa và phát triển đô thị, chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ, chủ tịch ủy ban hối đoái và chứng khoán, và giám đốc cơ quan quản lý nhà đất liên bang.

Trong dự thảo chương trình này, các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu cắt giảm khoản tiền công của các nhà quản lý cấp cao nhất của các công ty phải nhận cứu trợ tài chính và yêu cầu Chính phủ Mỹ bảo đảm rằng người dân Mỹ phải được các công ty này bồi thường đối với bất cứ sự mất mát nào. Tuy nhiên, bản dự thảo cũng nhấn mạnh, Chính phủ phải hết sức thận trọng khi quyết định cách thức thực hiện hai yêu cầu nói trên, những yêu cầu mà Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson cho là cần thiết để giúp khoản cứu trợ này mang lại hiệu quả.

Các công ty bán tài sản của họ cho chương trình này sẽ phải bán cho Chính phủ những trái phiếu mà có thể chuyển thành cổ phiếu không có quyền bỏ phiếu. Họ cũng sẽ không được giảm thuế đối với một số khoản thù lao cho các giám đốc công ty, và sẽ bị hạn chế trong việc chi tiêu vào những hoạt động kinh doanh có rủi ro cao.

Từ 1-10, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể trả lãi suất đối với khoản dự trữ mà các ngân hàng vẫn duy trì tại Fed. Điều này cho phép Fed bơm tiền mặt gần như là không giới hạn vào thị trường tiền tệ và không lo ngại lãi suất giảm xuống 0%.

Theo kế hoạch, hôm nay chương trình cứu trợ này được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ và ngày mai tại Thượng viện Mỹ.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hạ viện Mỹ thông qua hiệp định hạt nhân dân sự với Ấn Độ
Với 298 phiếu thuận và 117 phiếu chống, vừa qua Hạ viện Mỹ đã thông qua hiệp định hạt nhân dân sự với Ấn Độ, theo đó bãi bỏ lệnh cấm các hoạt động thương mại hạt nhân dân sự kéo dài suốt 3 thập kỷ qua với New Delhi.
29/09/2008
Trở ngại đầu tiên với tân Thủ tướng Nhật
Ngày 28/9, tân Bộ trưởng Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông Nhật Bản Nariaki Nakayama đã chính thức nộp đơn từ chức lên Thủ tướng Taro Aso sau khi có những phát biểu thiếu thận trọng. Thủ tướng Aso đã ngay lập tức chấp nhận đơn từ chức của ông Nakayama. Đây được coi như trở ngại chính trị đầu tiên đối với Thủ tuớng Aso ngay sau khi ông nhậm chức.
29/09/2008
IAEA dỡ bỏ niêm phong tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ng ày 24/9 tuyên bố, CHDCND Triều Tiên đã cho di chuyển các giám sát viên của IAEA và dỡ bỏ các dấu niêm phong cùng các camerra khỏi cơ sở hạt nhân Yongbyon.
26/09/2008
Sự kiện lịch sử của ngành giáo dục Việt Nam
Đó là nhận định của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, khi đến dự Lễ khởi công kết nối mạng giáo dục do Bộ GD-ĐT và Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) tổ chức vào sáng 25/9, tại Hà Nội.
26/09/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.