Mỹ và Ba Lan ký thỏa thuận lá chắn tên lửa sơ bộ

08:23, 16/08/2008

Bất chấp bị Nga phản đối kịch liệt, hôm qua, Ba Lan đã ký thỏa thuận sơ bộ với với Mỹ về kế hoạch đặt một phần hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại nước này.


 
 Trưởng đoàn đàm phán Mỹ John Rood, trái, và Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Kremer trao đổi văn bản sau lễ ký hôm 14-8.
Như vậy, thỏa thuận ban đầu về điều kiện để Mỹ có thể đặt căn cứ phòng vệ tên lửa của mình ở Ban Lan đã đạt được sau 18 tháng đàm phán giữa hai bên.

Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ được đặt 10 tên lửa đánh chặn Patriot tại căn cứ một quân sự bên bờ biển Baltic ở Ba Lan. Đổi lại, Mỹ sẽ giúp Ba Lan hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường khả năng phòng không ở nước này bằng cách đưa sang 100 binh sĩ.

Thỏa thuận cũng bao gồm “cam kết song phương” hai bên sẽ hỗ trợ nhau  “trong trường hợp gặp rắc rối”.

Mỹ cho rằng, hệ thống lá chắn tên lửa sẽ bảo vệ Mỹ và châu Âu khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa từ “các nước thù địch”. Trong khi đó, Nga cho rằng, kế hoạch của Mỹ sẽ làm mất cân bằng quân sự ở châu Âu và cảnh báo Nga sẽ buộc phải hướng tên lửa của mình vào Ba Lan.

Thỏa thuận được ký kết trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Nga đang căng thẳng chung quanh sự kiện giao tranh giữa Gruzia và Nga ở khu vực Nam Ossetia.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết, Mỹ và Ba Lan  đã quyết định ký thỏa thuận này từ trước khi xảy ra sự kiện nói trên, và thời điểm ký thỏa thuận không liên quan gì đến sự kiện đó. Theo ông, hai bên đạt được thỏa thuận sau khi Mỹ đưa ra những đề nghị mới.

Phía Mỹ cũng có những lời khẳng định tương tự, ngụ ý không định làm gia tăng căng thẳng gần đây giữa Nga và Mỹ chung quanh xung đột giữa Nga và Gruzia ở khu vực Nam Ossetia.

Theo hãng thông tấn Interfax của Nga, trong những phản ứng đầu tiên của mình, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của QH Konstantin Kosachev nói, thỏa thuận mới giữa Mỹ và Ba Lan sẽ làm “gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Nga.” Ông cũng nhắc lại quan điểm cho rằng, mục đích của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm vào Nga.

Có tin Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã hủy kế hoạch đi thăm Ba Lan ngay sau khi thỏa thuận nói trên được ký.

Tuy nhiên, thỏa thuận sơ bộ giữa Mỹ và Ba Lan còn phải chờ được QH Ba Lan thông qua và thỏa thuận cuối cùng sẽ do Ngoại trưởng Mỹ Rice ký vào một thời điểm chưa được xác định.

Đầu năm nay, NATO đã ủng hộ kế hoạch Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của mình sang Đông Âu.

Tháng tư vừa qua, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Czech về việc đặt một trạm radar ở nước này. Thỏa thuận đó cũng đang chờ được QH Czech thông qua.

Theo kế hoạch, với việc đặt tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và trạm radar ở Czech, đến năm 2011-2013, Mỹ sẽ hoàn thành hệ thống lá chắn tên lửa toàn cầu của mình. Hệ thống này trước đó đã được triển khai ở Mỹ, Greenland và Anh.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiểm tra khoản đóng góp tự nguyện của dân trong nhà trường
Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 - 2009 vừa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân ký ban hành ngày 13/8 với 6 nội dung quan trọng.
15/08/2008
Tổng thống Nga khẳng định ủng hộ mọi quyết định của Nam Ossetia và Afkhazia
Reuters dẫn tin của hãng thông tấn Nga Interfax cho biết, ngày 14-8, Tổng thống Nga Medvedev đã gặp các nhà lãnh đạo hai khu vực ly khai Nam Ossetia và Afkhazia của Grudia tại Mát-xcơ-va nhằm ký thỏa thuận về kế hoạch sáu điểm do Pháp bảo trợ.
15/08/2008
EU chia rẽ trong phản ứng về xung đột Nga-Gruzia
Tại cuộc họp khẩn cấp diễn ra tại Brussel (Bỉ) ngày 13/8, các ngoại trưởng của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bất đồng về cách thức xử lý của EU đối với cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia.
15/08/2008
Nga – Gruzia đạt thỏa thuận hòa bình
Thông báo tại cuộc họp chung với Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili ngày 13/8 của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về thỏa thuận ngừng bắn giữa Moskva và Tbilisi nhằm chấm dứt xung đột ở Nam Ossetia đã mang lại chút ít bầu không khí an lành trên thế giới.
14/08/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.