Hội đồng bảo an nhóm họp về tình hình Gruzia

07:56, 21/08/2008

Phương Tây tiếp tục gây sức ép buộc Hội đồng bảo an LHQ thông qua một nghị quyết kêu gọi Nga rút quân ngay lập tức khỏi Gruzia. Tuy nhiên, với tư cách là nước có quyền phủ quyết, Nga đã tuyên bố không ủng hộ nghị quyết trên.


 
 Ông Vitaly Churkin - Đại sứ Nga tại LHQ.
Như vậy, thêm một lần nữa cuộc họp của HĐBA LHQ kết thúc trong bế tắc do những bất đồng sâu sắc về vấn đề Gruzia.

Phát biểu tại HĐBA LHQ, đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin nói, bản Dự thảo nghị quyết mới nên kết hợp với một kế hoạch hòa bình sáu điểm do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đề xuất và đã được cả Moscow lẫn Tbilisi ký kết. Ông nói rằng, do bản Dự thảo nghị quyết mới nhất này không đảm bảo được yếu tố trên, nên "Liên bang Nga sẽ không thể chấp nhận".

Ông Vitaly Churkin - Đại sứ Nga tại LHQ cho biết: "Có 6 nguyên tắc rõ ràng, phù hợp nhằm ổn định tình hình và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Khi mà tách các yếu tố mang tính riêng rẽ của Moscow ra và diễn giải nó theo những mục đích tuyên truyền chính trị là những hành động không mang tính xây dựng. Chính vì lẽ đó, Liên bang Nga không thể ủng hộ bản dự thảo nghị quyết mới nhất được Pháp trình lên Hội đồng Bảo an".

Trước sự phản đối mạnh mẽ của Nga - quốc gia có quyền phủ quyết trong HĐBA LHQ, cuộc họp của HĐBA LHQ đã kết thúc ngày 19/8 mà không thể tiến hành bỏ phiếu về bản dự thảo nghị quyết mới.

Dự thảo nghị quyết - được lưu hành giữa các thành viên HĐBA ngay trước cuộc họp - cũng kêu gọi các lực lượng Gruzia quay trở lại các căn cứ trước đó, yêu cầu tuân thủ hoàn toàn và ngay lập tức thoả thuận ngừng bắn mà cả hai nước đã ký kết. Dự thảo này thay thế cho một văn kiện dài hơn trước đó vốn ủng hộ kế hoạch hoà bình của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy được Nga và Gruzia ký kết.

Trong một tuyên bố phát đi từ Moscow, Tổng thống Nga D.Metvedep tuyên bố, Nga muốn dự thảo nghị quyết mới bao gồm cả kế hoạch hoà bình của Pháp.


VTV.VN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ai sẽ trở thành Tổng thống Pakistan?
Ngày hôm nay (19/8), lãnh đạo chính phủ liên minh cầm quyền tại Pakistan sẽ tiếp tục nhóm họp để thảo luận bước đi tiếp theo sau khi Tổng thống Pakistan Musharraf tuyên bố từ chức. Vào lúc này, điều mà dư luận quan tâm là ai sẽ trở thành Tổng thống kế tiếp của Pakistan.
20/08/2008
Tổng thống Pakistan từ chức
Hôm nay (18/8), Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf bất ngờ tuyên bố từ chức để tránh một cuộc luận tội tại Quốc hội, một sự kiện mà ông cho là không đem lại sự ổn định cho đất nước.
19/08/2008
Huỷ bỏ luận tội Tổng thống Pervez Musharraf
Ngày 17/8, Đảng Nhân dân Pakistan PPP cầm quyền tuyên bố đã quyết định sẽ hủy bỏ việc luận tội Tổng thống Pervez Musharraf. Dư luận cho rằng quyết định này được đưa ra sau khi Đảng này và Tổng thống Musharraf đạt được thỏa thuận cho phép ông từ chức mà không lo ngại bị truy tố, và tránh được tiến trình luận tội gây chia rẽ trong nội bộ chính phủ.
18/08/2008
Bầu cử Tổng thống Mỹ vào giai đoạn quyết liệt
Còn hơn hai tháng nữa là đến ngày tổng tuyển cử của Mỹ, ngày 4-11. Dư luận chung quan tâm nhiều cuộc bầu cử tổng thống liên bang. Ðến nay, hai chính đảng thay nhau cầm quyền tại Mỹ là Cộng hòa và Dân chủ đã tiến hành xong cuộc bầu cử sơ bộ tại các địa phương, đang chuẩn bị cho đại hội toàn quốc để chính thức chọn người đại diện của đảng mình ra tranh cử tổng thống.
18/08/2008