Bầu cử Tổng thống Mỹ vào giai đoạn quyết liệt

07:36, 18/08/2008

Còn hơn hai tháng nữa là đến ngày tổng tuyển cử của Mỹ, ngày 4-11. Dư luận chung quan tâm nhiều cuộc bầu cử tổng thống liên bang. Ðến nay, hai chính đảng thay nhau cầm quyền tại Mỹ là Cộng hòa và Dân chủ đã tiến hành xong cuộc bầu cử sơ bộ tại các địa phương, đang chuẩn bị cho đại hội toàn quốc để chính thức chọn người đại diện của đảng mình ra tranh cử tổng thống.


 
 Ông B.Obama tại cuộc vận động cử tri ở Hawai.
Ðại hội toàn quốc của đảng Dân chủ sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 28-8 tại thành phố Denver, bang Colorado. Ðại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa tại thành phố Saint Paul, bang Minnesota từ ngày 1 đến 4-9. Kết quả tại các cuộc bầu cử sơ bộ cho thấy, trong đảng Cộng hòa của đương kim Tổng thống G. Bush, Thượng nghị sĩ John McCain đã giành ngôi đầu bảng khá sớm.

Trong khi ở đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ B. Obama bứt lên dẫn đầu ở những cuộc bầu cử sơ bộ cuối cùng. Lúc này, trong đảng Dân chủ nổi lên tin đồn rằng có thể có sự thay đổi về việc chọn lựa người đại diện của đảng ra tranh cử tổng thống.

Ngay sau khi kết thúc các cuộc bầu cử sơ bộ, các Thượng nghị sĩ J. McCain và B. Obama đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc chạy đua vào Nhà trắng. Các cuộc vận động thu hút sự ủng hộ của cử tri, các cuộc tranh luận về chính sách đối nội và đối ngoại, cũng như đả kích lẫn nhau giữa hai ông này diễn ra quyết liệt.

Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, vấn đề kinh tế hiện là mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Mỹ. Thống kê của CNN/Opinion Research tháng trước khẳng định 58% số người dân Mỹ cho rằng kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Cuộc đua trở thành Tổng thống Mỹ đã trở nên "nóng" hơn sau khi Thượng nghị sĩ J. McCain của đảng Cộng hòa công bố một kế hoạch về kinh tế. Trong khi đó, ngay từ nhiều tuần qua, Thượng nghị sĩ B. Obama của đảng Dân chủ đã liên tục chỉ trích ông J. McCain thiếu hiểu biết trong lĩnh vực kinh tế, cáo buộc ông J. McCain muốn theo đuổi và mở rộng những chính sách kinh tế thất bại của Tổng thống sắp mãn nhiệm G. Bush.

Tuy nhiên, ông J. McCain cũng ngay lập tức "phản pháo" khi công kích những đề xuất về chương trình y tế của ông B. Obama sẽ làm tăng thuế và "hủy hoại" thị trường lao động, qua đó gây tổn thương cho các doanh nghiệp nhỏ, mà ông cho là động cơ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ.

Theo các nguồn tin từ Mỹ, Ủy ban soạn thảo cương lĩnh của đảng Dân chủ đã xem xét tài liệu dày 44 trang do bà Ca-ren Con-blu, trợ lý của ông B. Obama, soạn thảo. Trước đó, Ủy ban đã lắng nghe ý kiến của nhiều thành viên đảng Dân chủ, các chuyên gia chính sách và đại diện của những người dân Mỹ đang gặp khó khăn.

Bà Karen Kornbluh cho biết, dự thảo bao gồm các ý tưởng của ông B. Obama và bà Hillary Clinton, nhấn mạnh các mục tiêu quan trọng, trong đó có cam kết "đảng Dân chủ không bao giờ bỏ rơi người lao động Mỹ" của bà Hillary Clinton. Dự thảo cũng cam kết đảng Dân chủ sẽ đáp ứng nhu cầu của nhóm người mà bà Hillary Clinton gọi là "trung niên", những người vừa phải nuôi con vừa phải chăm sóc bố mẹ già yếu.

Tuy nhiên, dư luận đang theo dõi liệu có xảy ra việc như báo chí mới đây nói rằng bóng đen bất đồng có thể bùng lên trong Ðại hội toàn quốc của đảng Dân chủ. Căng thẳng nảy sinh khi Thượng nghị sĩ Hillary Clinton, người chỉ chịu thua ông B. Obama ở chặng đua cuối cùng, cho biết không loại trừ khả năng những người ủng hộ sẽ đưa tên bà vào danh sách ứng cử viên tổng thống tại đại hội sắp tới. Ðộng thái này tạo ra nguy cơ chia rẽ và làm sao lãng chiến dịch chạy đua của đảng Dân chủ. Lực lượng ủng hộ bà Hillary khá hùng hậu. Nhiều người vẫn chưa chấp nhận thất bại của bà Hillary khi cho rằng bà bị đối xử không công bằng trong các cuộc bầu cử sơ bộ vì bà là phụ nữ. Họ từ chối, hoặc miễn cưỡng cùng bà Hillary quay sang ủng hộ B. Obama. Hồi đầu tháng 8, nhà chức trách đã phá vỡ một âm mưu ám sát ông B. Obama.

Trong khi đó, Ủy ban soạn thảo cương lĩnh của đảng Cộng hòa sẽ nhóm họp vào cuối tháng 8 để soạn thảo một cương lĩnh được trình bày tại đại hội toàn quốc của đảng.

Về những thế mạnh và hạn chế của các ông B. Obama và J. McCain, báo chí đưa lại kết quả các cuộc thăm dò dư luận Mỹ gần đây cho thấy, Thượng nghị sĩ B. Obama tiếp tục dẫn điểm trước đối thủ J. McCain,với tỷ lệ 48%/42%, song Thượng nghị sĩ J.McCain đang có lợi thế trong vấn đề an ninh quốc gia và trong khối cử tri độc lập, vốn là lực lượng có thể làm nghiêng cán cân vào ngày bầu cử 4-11 tới. Ông J. McCain cũng được cử tri Mỹ tin tưởng hơn trong các vấn đề an ninh như chống khủng bố và cả trong vấn đề Iraq.

Ông J. McCain xuất thân là quân nhân, là Thượng nghị sĩ bốn khóa, có kinh nghiệm phong phú về ngoại giao, an ninh quốc gia khiến cử tri tin cậy. Tuy nhiên, ông chịu những ảnh hưởng xấu về những thành tựu yếu kém của chính quyền G. Bush, tuổi lại cao (72), đồng thời ông cũng không được sự ủng hộ của phái bảo thủ cực đoan của đảng Cộng hòa. Ông đang thua kém ông Obama về ngân sách tài trợ tranh cử.

Ðảng Dân chủ đang quyết tâm lấy lại vị trí lãnh đạo chính phủ bị mất về tay đảng Cộng hòa năm 2000. Bầu không khí chính trị ở Mỹ đang có lợi cho đảng Dân chủ do có đông cử tri bất bình với chính quyền của đảng Cộng hòa trong chính sách về cuộc chiến tranh ở Iraq và tình hình kinh tế sa sút. Người Mỹ đang muốn thay đổi.

Trong khi ông Obama lấy chủ đề thay đổi làm trọng. Khả năng giải quyết vấn đề kinh tế được coi là điểm mạnh nhất của ông Obama trong khi kinh nghiệm lại là yếu tố được cử tri nhìn nhận là điểm yếu nhất của ứng cử viên da mầu này, do mới làm Thượng nghị sĩ được hơn ba năm, chưa tham gia quyết sách lớn về đối nội, an ninh quốc gia và đối ngoại, lại là người gốc Phi.

Một bất lợi nữa đối với ông Obama là có tới 42% cử tri Mỹ ở mọi lứa tuổi và 48% cử tri của đảng Dân chủ cho rằng sắc tộc và mầu da vẫn đang là một trở ngại lớn trên con đường trở thành ông chủ Nhà trắng của ông Obama.

Ở thời điểm hiện tại, mới chỉ có 50% cử tri cho rằng ông Obama đã có đủ những kinh nghiệm cần thiết để lên làm Tổng thống Mỹ. Cả hai ông B. Obama và J. McCain vẫn chưa chọn được người làm Phó Tổng thống trong liên danh tranh cử.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nga cảnh báo Ba Lan
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 15/8, Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho biết, thoả thuận về lá chắn tên lửa đặt đang đặt Ba Lan trước nguy cơ bị tấn công. Đây được xem là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất của Nga liên quan tới kế hoạch của Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa tại hai nước Đông Âu là CH Czech và Ba Lan.
17/08/2008
Mỹ và Ba Lan ký thỏa thuận lá chắn tên lửa sơ bộ
Bất chấp bị Nga phản đối kịch liệt, hôm qua, Ba Lan đã ký thỏa thuận sơ bộ với với Mỹ về kế hoạch đặt một phần hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại nước này.
16/08/2008
Kiểm tra khoản đóng góp tự nguyện của dân trong nhà trường
Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 - 2009 vừa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân ký ban hành ngày 13/8 với 6 nội dung quan trọng.
15/08/2008
Tổng thống Nga khẳng định ủng hộ mọi quyết định của Nam Ossetia và Afkhazia
Reuters dẫn tin của hãng thông tấn Nga Interfax cho biết, ngày 14-8, Tổng thống Nga Medvedev đã gặp các nhà lãnh đạo hai khu vực ly khai Nam Ossetia và Afkhazia của Grudia tại Mát-xcơ-va nhằm ký thỏa thuận về kế hoạch sáu điểm do Pháp bảo trợ.
15/08/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.