Vấn đề hạt nhân của Iran: Chưa phá được bế tắc

07:32, 23/07/2008

Cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran tiếp tục lâm vào bế tắc  và các  bên liên quan chưa phá vỡ được sự bế tắc này do lập trường của Mỹ và Iran vẫn khác nhau, mặc dù hai nước bước đầu có những điều chỉnh trong chính sách.


Cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran ngày 19-7 vừa qua tại Genève (Thụy Sĩ) với sự tham dự của Ðại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên hiệp châu Âu (EU) J.Solana, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran S.Jalili, các nhà ngoại giao thuộc "Nhóm G5+1" (năm nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc cộng với Ðức) cùng với Thứ trưởng  Ngoại giao Mỹ W.Burn thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tại cuộc đàm phán, Nhóm G5 + 1 yêu cầu Iran trả lời chi tiết về đề xuất mà nhóm này trao cho Tehran hồi tháng 6 năm nay, theo đó Iran sẽ nhận được khích lệ cả gói về kinh tế và chính trị nếu nước này ngừng các hoạt động hạt nhân.

Nếu Iran đáp ứng đề xuất này, bước tiếp theo HÐBA LHQ sẽ hủy bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran khi nước này đình chỉ việc làm giàu urani.

Ðáng chú ý, lần đầu tiên Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao W.Burn, một trong ba quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, tham dự cuộc đàm phán. Dư luận nhiều nước hoan nghênh động thái này của Washington coi đây là một "bước đi tích cực".

Bộ trưởng Ngoại giao Iran M.Mottaki cho rằng sự có mặt của Thứ trưởng Ngoại giao W.Burn tại Genève sẽ là một cơ hội để Washington trực tiếp nghe quan điểm của Tehran.

Phía Mỹ nhấn mạnh, việc ông W.Burn dự cuộc đàm phán "chỉ để tiếp thu phản hồi của Iran về đề xuất của Nhóm 5 + 1 chứ không phải để thương lượng".

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nêu rõ rằng, việc một quan chức cấp cao Mỹ lần đầu xuất hiện trong cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran thể hiện sự chuyển hướng chính sách của Washington đối với Tehran.

Chính Bộ trưởng Ngoại giao C.Rice ngày 18-7 khẳng định rằng Mỹ đã thay đổi quan điểm ngoại giao với Iran bằng quyết  định cử quan chức ngoại giao cấp cao tham dự vòng đàm phán hạt nhân.

Các nhà phân tích đã đưa ra nhiều lý giải dẫn đến việc Mỹ có những thay đổi chính sách đối với Iran. Từ nhiều năm nay, Chính quyền Bush từng tuyên bố chỉ tham gia các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân với Iran khi nước này từ bỏ chương trình làm giàu urani.

Nhưng với việc nhiệm kỳ của Tổng thống G.Bush kết thúc vào tháng 1-2009, phía Mỹ nhận thấy không thể đứng ngoài tiến trình đàm phán. Mặt khác những lời lẽ và hành động khiêu khích của Israel, Mỹ bằng các cuộc tập trận ở vùng Vịnh và các vụ bắn thử tên lửa của Iran gần đây làm cho tình hình Trung Ðông căng thẳng khiến dư luận lo ngại nguy cơ về một cuộc đối đầu quân sự tại khu vực này.

Trong bối cảnh đó, theo nhiều nhà phân tích, việc Mỹ tham gia đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran dường như muốn tránh, cho dù chỉ là tạm thời, một cuộc xung đột vũ trang ở Trung Ðông. Chuyên gia về Trung Ðông S.Telhami của Trường đại học tổng hợp Maryland cho rằng, được khuyến khích bởi kết quả đàm phán hạt nhân với CHDCND Triều Tiên (Bình Nhưỡng vừa công bố báo cáo hạt nhân và phá hủy tháp giảm nhiệt ở Dông Piên), chính quyền Bush muốn có một cách tiếp cận tương tự với Iran. Trước khi đưa ra quyết định  tham dự cuộc đàm phán ở Genève, Mỹ đã thông báo có kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Tehran.

Lần đầu tiên sau gần 30 năm, Bộ trưởng Ngoại giao Iran M.Mottaki cho biết, Iran đang xem xét kế hoạch này, đồng thời đã đề xuất mở đường bay trực tiếp giữa Iran và Mỹ. Hiện Ðại sứ quán Thụy Sĩ tại  Tehran đại diện cho các lợi ích của Mỹ tại Iran, trong khi các quyền lợi của Iran ở Mỹ được thông qua sứ quán Pakistan tại Washington.

Những động thái nói trên khiến dư luận hy vọng con đường ngoại giao có thể khai thông sự bế tắc chung quanh vấn đề hạt nhân của Iran. Tiếc rằng, trước khi  diễn ra cuộc đàm phán, cả Washington và Tehran đều đưa ra những tuyên bố "cứng rắn" và không thay đổi lập trường và điều đó đã xua tan niềm hy  vọng về triển vọng của cuộc đàm phán ở Genève.

Mỹ khẳng định rằng, mặc dù có sự hiện diện của Thứ trưởng Ngoại giao W.Burn, các cuộc thương lượng thật sự  chỉ bắt đầu khi Iran đình chỉ  chương trình làm giàu urani, một đòi hỏi mà  Tehran nhiều lần bác bỏ.

Trong khi đó lãnh tụ tinh thần của Iran A.Khameni tuyên bố Tehran sẵn sàng đàm phán, nhưng sẽ không vượt qua "giới hạn đỏ" Iran đã xác định về chương trình hạt nhân của mình.

Chính vì thế cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân ở Genève lại lâm vào bế tắc là điều không thể tránh khỏi. Những nỗ lực của Nhóm G5+1 nhằm thuyết phục Iran ngừng chương trình hạt nhân của nước này đã không đem lại kết quả.

Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc đàm phán ở Genève ông J.Solana cho biết, Iran đã không đưa ra một câu trả lời rõ ràng nào về đề xuất của Nhóm  G5+1 và nhóm này cho Tehran hai tuần trả lời về đề xuất này nếu không sẽ đối mặt những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn.

Nhà thương lượng hạt nhân hàng đầu của Iran S.Jalili bác bỏ đề nghị của Nhóm G5 + 1 về việc thảo luận việc ngừng làm việc urani là điều kiện tiên quyết nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Tehran và nêu rõ rằng: Iran chỉ thảo luận những điểm chung trong đề xuất cả gói, vấn đề "ngừng chương trình hạt nhân đổi lấy ngừng các biện pháp trừng phạt" là không thể chấp nhận vì làm giàu urani là  quyền của Iran và Tehran sẽ không bao giờ từ bỏ quyền hạt nhân của mình, và thậm chí, nước này không thảo luận đề nghị ngừng hoạt động hạt nhân nhạy cảm tại cuộc gặp tới.

Trong khi đó Mỹ nhấn mạnh Iran có một sự lựa chọn giữa hợp tác hoặc đối đầu và các cuộc thương lượng sẽ chỉ bắt đầu với Washington chỉ khi nào hoạt động hạt nhân nhạy cảm chấm dứt. Theo một nhà ngoại giao phương Tây, không một cuộc gặp cấp cao tiếp theo nào được đưa ra tại cuộc đàm phán ở Genève và đây có thể là cuộc gặp cấp cao cuối cùng.

Cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran tiếp tục lâm vào bế tắc  và các  bên liên quan chưa phá vỡ được sự bế tắc này do lập trường của Mỹ và Iran vẫn khác nhau, mặc dù hai nước bước đầu có những điều chỉnh trong chính sách.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 41
Sáng 21-7, tại Singapore đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) lần thứ 41. Ðoàn đại biểu Việt Nam dự hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu.
22/07/2008
Hơn 10 ngày nữa, học sinh bắt đầu tựu trường
Sớm nhất là 1/8 và muộn nhất là 28/8, học sinh bắt đầu tựu trường, ngày 3-5/9 sẽ khai giảng năm học mới. Đó là một phần của kế hoạch thời gian năm học 2008-2009 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
21/07/2008
Biên giới Thailand - Campuchia: tạm yên trong kiềm chế
Tình hình biên giới Thailand - Campuchia yên tĩnh trở lại sau khi hai nước tuyên bố tạm thời đình chỉ mọi hoạt động quân sự dọc theo khu vực này trong khi chờ đợi kết quả cuộc họp của Ủy ban Biên giới chung hai nước (GBC) sẽ diễn ra vào ngày mai (21-7) tại tỉnh Sa Kaeo, phía đông Thailand.
21/07/2008
Giải pháp lâu bền cho vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang
Ngày 17/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, đã chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA về chủ đề "Trẻ em và xung đột vũ trang". Tham gia phiên thảo luận có Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cùng trưởng đoàn các nước thành viên khác của HĐBA và LHQ.
19/07/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.