Sau 17 năm, tàu chiến Nga lại tuần tra trên Bắc Băng Dương
Nước Nga hôm qua vừa tuyên bố sẽ đi tuần trở lại trên Bắc Băng Dương bằng tàu chiến kể từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991.
Chiến hạm Marshal Ustinov được trang bị tên lửa. |
“Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề mở rộng hoạt động ở Bắc Băng Dương từ lâu. Bởi vậy không có gì phải bàn cãi cả - đó là vì lợi ích an ninh,” ông Dygalo nói.
Theo ông Dygalo, bảo vệ ngư dân Nga cũng là một trong những mục tiêu của các cuộc tuần tra trên vùng biển Bắc Băng Dương. Ngư dân Nga bị cấm đánh bắt cá ở khu vực quanh đảo Spitsbergen mà Na Uy cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Theo Công ước LHQ năm 1982 về Luật biển, vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lý (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở. Tuy nhiên, Nga không công nhận điều khoản này của Công ước.
Trong nhiệm kỳ của mình, Cựu Tổng thống Putin đã mở rộng một số hoạt động tuần tra quân sự. Kể từ tháng 12 năm ngoái, Nga bắt đầu tổ chức đi tuần trên vùng biển Địa Trung Hải bằng các hàng không mẫu hạm và từ tháng tám năm ngoái đã nối lại các cuộc đi tuần bằng máy bay ném bom tầm xa. Đương kim Tổng thống Dmitry Medvedev dường như sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này.
Gần đây, Nga cũng có các hành động thể hiện chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên biển mà giờ đây đã có thể tiếp cận được do băng ở Bắc cực đang tan. Chẳng hạn, Nga đã tiến hành cắm cờ ở vùng đáy biển thuộc Bắc Cực, nơi Nga tin là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ mà một phần trữ lượng đó nằm trên thềm lục địa của Nga.
Ý kiến bạn đọc