Chính phủ Ấn Độ vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm

09:13, 24/07/2008

Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ Somnath Chatterjee hôm qua cho biết, Chính phủ nước này đã giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, liên quan đến thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa Ấn Độ - Mỹ, với 275 phiếu ủng hộ và 256 phiếu chống.


 
 
Phiên họp Quốc hội diễn ra từ hôm thứ hai, được coi là mang tính quyết định đối với chính phủ liên minh của Thủ tướng Manmohan Singh. Nếu như chính phủ thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, Ấn Độ sẽ  đối mặt với việc phải tổ chức bầu cử sớm.

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất (UPA) do đảng Quốc đại đứng đầu diễn ra vài giờ sau khi phiên tranh luận phải tạm ngừng vì có cáo buộc mua phiếu bầu. Thủ tướng Manmohan Singh cam kết đảng của ông sẽ hợp tác để điều tra những cáo buộc này.

Ngày 8-7, Liên minh cánh tả rút lại sự ủng hộ của họ đối với chính phủ, nhằm phản đối hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự với Mỹ.

Các đảng liên minh cánh tả rút lại sự ủng hộ đối với chính phủ UPA sau khi chính phủ đưa ra tuyên bố rõ ràng rằng, họ sẽ đi đầu trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân với Mỹ. Sau khi liên minh cánh tả rút đi, chính phủ UPA đã bị giảm sự ủng hộ trong quốc hội. Chính phủ UPA phải giành được ít nhất 271 phiếu bầu thì mới giành thắng lợi.

Những người ủng hộ đã nhảy múa, hoan hô và đốt pháo ăn mừng ngay trước nhà của Chủ tịch đảng Sonia Gandhi ở New Delhi sau khi có kết quả bỏ phiếu.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã cảm ơn các nghị sĩ về “chiến thắng thuyết phục” này.

Theo thỏa thuận hạt nhân, Ấn Độ- nước chưa ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân- sẽ được tiếp cận công nghệ hạt nhân dân sự và nhiên liệu của Mỹ. Đổi lại, Ấn độ phải mở cửa những cơ sở hạt nhân dân sự để thanh sát. Nhưng các địa điểm vũ khí hạt nhân sẽ vẫn “giữ kín”.

Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh kết quả bỏ phiếu và cho biết họ sẽ cộng tác chặt chẽ với chính phủ Ấn Độ để bản thỏa thuận được phê chuẩn.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vấn đề hạt nhân của Iran: Chưa phá được bế tắc
Cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran tiếp tục lâm vào bế tắc và các bên liên quan chưa phá vỡ được sự bế tắc này do lập trường của Mỹ và Iran vẫn khác nhau, mặc dù hai nước bước đầu có những điều chỉnh trong chính sách.
23/07/2008
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 41
Sáng 21-7, tại Singapore đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) lần thứ 41. Ðoàn đại biểu Việt Nam dự hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu.
22/07/2008
Hơn 10 ngày nữa, học sinh bắt đầu tựu trường
Sớm nhất là 1/8 và muộn nhất là 28/8, học sinh bắt đầu tựu trường, ngày 3-5/9 sẽ khai giảng năm học mới. Đó là một phần của kế hoạch thời gian năm học 2008-2009 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
21/07/2008
Biên giới Thailand - Campuchia: tạm yên trong kiềm chế
Tình hình biên giới Thailand - Campuchia yên tĩnh trở lại sau khi hai nước tuyên bố tạm thời đình chỉ mọi hoạt động quân sự dọc theo khu vực này trong khi chờ đợi kết quả cuộc họp của Ủy ban Biên giới chung hai nước (GBC) sẽ diễn ra vào ngày mai (21-7) tại tỉnh Sa Kaeo, phía đông Thailand.
21/07/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.