Tất yếu lịch sử

14:09, 24/05/2008

Ngày 26-5 tới, Quốc vương Nepal tuyên bố thoái vị, chấm dứt triều đại phong kiến trị vì 240 năm. Đây là một tất yếu lịch sử.


 
 Trên đường phố thủ đô Cát-man-đu.
Ngày 28-5, QH Nepal sẽ họp phiên đầu tiên tuyên bố thành lập nước CH Nepal. Không chỉ đơn thuần là đổi tên quốc gia, mà đánh dấu thời điểm lịch sử, ghi nhận thành quả đấu tranh của các lực lượng chính trị dân chủ, tiến bộ và nhân dân nước này trong cuộc đấu tranh, xây dựng một xã hội mới, một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hiệp định hòa bình lịch sử được ký năm 2006, giữa Liên minh bảy đảng (SPA) và Ðảng CS Nepal-M (CPN-M) chấm dứt mười năm nội chiến (làm 13 nghìn người chết), đưa đất nước này vào thời kỳ mới, đấu tranh và xây dựng trong hòa bình. Cuộc tổng tuyển cử bầu QH ngày 10-4 vừa qua là điểm kết của tiến trình hòa bình và dân chủ theo nội dung Hiệp định. Cuộc bầu cử QH lập hiến đầu tiên ở Nepal để bầu ra cơ quan lập pháp gồm 601 ghế, trong đó có 240 ghế bầu trực tiếp, 335 ghế chọn theo tỷ lệ ủng hộ các chính đảng và 26 ghế do chính phủ chỉ định. Các chính đảng giành được ghế tại QH đều tuyên bố bày tỏ sự đồng tình về việc thành lập một nền CH ở Nepal. QH Nepal nhóm họp phiên đầu tiên sẽ giải quyết nhiều việc trọng đại của đất nước: tuyên bố thành lập nước CH Nepal; thành lập Chính phủ mới; xây dựng cơ cấu và thành lập các cơ quan quyền lực Nhà nước; thông qua Hiến pháp mới của nước CH và các vấn đề trọng đại khác.

Cho dù không đạt được số ghế quá bán để tự đứng ra thành lập chính phủ, nhưng giành được nhiều ghế nhất tại QH (CPN-M- 220 ghế; đảng Quốc đại Nepal (NCP)-107 ghế; Ðảng CS Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (NCP-UML)-103 ghế và 22 đảng phái khác có ghế trong QH), CPN-M trở thành lực lượng lãnh đạo trong chính phủ mới, Chủ tịch CPN-M, C.Ða-han Pra-tran-đa 54 tuổi, nguyên là một giáo viên, đã gặp hầu hết lãnh đạo các đảng phái, trong đó có NCP và NCP-UML thương thảo những yêu sách đối với việc gia nhập hệ thống chính trị do CPN-M làm nòng cốt. Ðến nay, hầu hết các chính đảng có ghế trong QH, trong đó có NCP và NCP-UML, tuyên bố không tham gia Chính phủ liên hiệp. Trong một tuyên bố báo chí, ông Pra-tran-đa cho rằng việc CPN-M giành thắng lợi áp đảo tại cuộc bầu cử được bắt nguồn từ các lý tưởng CS của CPN-M. Một nước CH Nepal mới được xây dựng trên nền tảng hòa bình, độc lập, dân chủ nhân dân với nền kinh tế thị trường, Nepal sẽ tích cực hội nhập khu vực và quốc tế. Ông kêu gọi mọi người dân chung sức, chung lòng để cùng vượt qua những khó khăn, thử thách trong xây dựng và phát triển xã hội.

Vương quốc Nepal trở thành một nước CH. Thời đại của những vị vua đầy quyền lực dần khép lại. Khi thực dân châu Âu đẩy mạnh cuộc xâm chiếm châu Á vào cuối thế kỷ 18, nửa đầu thế kỷ 19, xã hội Nepal chịu những ảnh hưởng của tư bản phương Tây. Thể chế quân chủ chuyên chế Nepal có một số đổi thay về quyền lực của vương triều. Năm 1959, một thể chế chính trị dân chủ được đưa ra thử nghiệm, nhưng nhanh chóng cáo chung khi Quốc vương Ma-hen-đra đình chỉ QH, nắm trọn quyền lực. Nền quân chủ chuyên chế chấm dứt vào năm 1990 với việc Quốc vương Bi-ren-đra chuẩn thuận chuyển Nepal sang thể chế quân chủ lập hiến. Một bản Hiến pháp dân chủ được thực thi, QH gồm Hạ viện và Thượng viện được thành lập. Quốc vương là nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng và chính phủ điều hành đất nước.

Nền chính trị Nepal luôn bất ổn vì: lực lượng nổi dậy (từ năm 1996) tăng cường hoạt động vũ trang chống Chính phủ; nền kinh tế yếu kém; các phe phái chính trị chống đối nhau. Trong thời quân chủ lập hiến, không một chính phủ Nepal nào tồn tại quá hai năm, do bất đồng nội bộ, hoặc bị Quốc vương giải tán. Từ năm 2002, Quốc vương Ghi-a-nen-đra giải tán Chính phủ và QH, lập lại chế độ quân chủ chuyên chế. SPA được thành lập, Hiệp định hòa bình được ký kết, ngày 28-12-2007, sự cáo chung của vương triều Nepal đã được định đoạt, khi các đảng phái chính trị cùng QH lâm thời thống nhất kế hoạch tước bỏ quyền lực của Quốc vương, xây dựng chế độ CH. Chế độ quân chủ chuyên chế là hình thái nhà nước đặc trưng của thời kỳ phong kiến. Cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, các nhà nước quân chủ chuyên chế ít dần, thay vào đó là thể chế dân chủ hoặc quân chủ lập hiến. Sự biến mất của các chế độ quân chủ chuyên chế đặc trưng của thời kỳ phong kiến là một quá trình không thể cưỡng lại trong sự phát triển đi lên của xã hội loài người.

Ngày nay, thế giới có 45 nhà nước theo chế độ quân chủ (kể cả Nepal). Trong đó có 16 quốc gia trong Khối liên hiệp Anh, coi Nữ hoàng Elizabeth II là người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa. Trong số 45 quốc gia phần lớn ở châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Ðại dương, số nước quân chủ chuyên chế còn rất ít: Xoa-di-lân, Oman, A-rập Xê-út... Ở các quốc gia quân chủ lập hiến, nhà vua (nữ hoàng) vẫn là người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa, nhưng họ không còn là những vị vua chúa đầy uy quyền, không còn là "thiên tử". Quyền lực của họ chủ yếu là tinh thần, lễ nghi. Những vương triều chuyên chế, quân chủ lập hiến đang ít dần, nhường chỗ cho những thể chế dân chủ. Một quá trình phát triển tất yếu của lịch sử!


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử và Sinh học
Ông Trần Như Thanh Tâm và ông Lê Ngọc Lập - chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM đã giải đáp, tư vấn cách ôn, làm bài tốt môn Lịch sử, Sinh học và cung cấp cho thí sinh những thông tin cần thiết trước ngày thi.
23/05/2008
Mỹ cho phép công dân gửi điện thoại di động sang Cuba
Tổng thống Bush hôm qua, 21-5 vừa thông báo cho phép người Mỹ được gửi điện thoại di động và khoản tiền 100USD mỗi tháng để thanh toán cước phí điện thoại cho thân nhân ở Cuba.
23/05/2008
Nhật mở kho gạo xoa dịu khủng hoảng lương thực toàn cầu
Nhật sẽ cung cấp một khối lượng gạo trong kho dự trữ khổng lồ của đất nước để góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Một quan chức chính phủ Nhật tuyên bố, nước này sẽ chuyển 20.000 tấn gạo cho năm nước châu Phi trong các tuần tới.
23/05/2008
Obama gặt hái thêm hàng triệu USD, Hillary ngập trong nợ nần
Theo số liệu thống kê mới của Uỷ ban bầu cử liên bang Mỹ, ứng cử viên Barack Obama đã quyên góp được 31,3 triệu USD trong tháng Tư từ hơn 200.000 nhà tài trợ mới. Thông tin trên được tờ Washington Times tiết lộ ngày hôm qua (21/5).
22/05/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.