Quan hệ Nhật - Hàn:
Trước sóng gió mới
Những ai quan tâm đến tình hình Đông Bắc Á hẳn chưa quên chuyến công du Nhật Bản trong hai ngày 20 và 21-4 vừa qua của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc.
Tàu tuần tra của Hàn Quốc làm nhiệm vụ tại quần đảo Đốc-đô (tên tiếng Nhật là Ta-kê-si-ma).
|
Ngày 19-5 vừa qua Ngoại trưởng Hàn Quốc I-u Miêng Hoan triệu Đại sứ Nhật Bản tại nước này tới để phản đối việc mà Xơ-un cho là “một chiến dịch mới” của Tô-ki-ô nhằm tuyên bố chủ quyền với hai hòn đảo đang tranh chấp tại quần đảo Đốc-đô mà phía Nhật Bản gọilàTa-kê-si-ma. Ngoại trưởng I-u đã chuyển cho Đại sứ Nhật Bản “thông điệp cảnh báo và phản đối mạnh mẽ”, đồng thời cho biết Xơ-un sẽ theo dõi sát sao diễn biến sự việc. Ngoại trưởng I-u nêu rõ nếu tin về Nhật Bản định khẳng định chủ quyền với hai đảo được xác nhận, hành động này sẽ làm tổn hại đến những nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương.
Phản ứng trên của Hàn Quốc xảy ra sau khi báo chí tại cả Xơ-un và Tô-ki-ô đưa tin Bộ Giáo dục Nhật Bản có kế hoạch chính thức hóa việc khẳng định chủ quyền với quần đảo Ta-kê-si-ma (theo cách gọi của Nhật Bản và là đảo Đốc-đô, theo cách gọi của người Hàn Quốc) vào phần sửa đổi trong sách giáo khoa trung học. Dự kiến, phần sửa đổi sẽ được soạn thảo vào tháng 6 hoặc 7 tới và sẽ hoàn tất trong năm 2012. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản chưa quyết định về cách thức nêu vấn đề lãnh thổ trong sách giáo khoa sửa đổi, song vẫn khẳng định rằng quần đảo Ta-kê-si-ma thuộc lãnh thổ nước này. Đây là nguyên nhân chính thổi bùng bất đồng vốn tồn tại trong quan hệ Nhật-Hàn xung quanh quần đảo này.
Quần đảo với hai tên gọi trên, có diện tích 18,7 héc-ta, từ lâu đã trở thành “cái dằm” trong mối quan hệ giữa hai nước láng giềng. Tranh chấp chủ quyền đối với hai hòn đảo trong quần đảo này khiến quan hệ hai nước nhiều phen gẫy vụn Nhật Bản từng giành quyền kiểm soát nơi đây vào năm 1905 sau cuộc chiến với Nga và thời kỳ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn 1910 đến 1945. Trong khi đó, Hàn Quốc cho biết các đảo thuộc quần đảo này trước hết đã được đề cập tới như một phần của lãnh thổ nước này từ thế kỉ thứ 6. Xơ-un hiện cũng điều một đơn vị cảnh sát đường biển nhỏ cắm chốt trên các hòn đảo. Tuy nhiên, Tô-ki-ô vẫn tuyên bố chủ quyền với chúng. Hồi tháng 2 vừa qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tái khẳng định chủ quyền với chúng trong một tài liệu trên mạng nội bộ.
Theo các chuyên gia phân tích, ngay từ khi nhậm chức hồi tháng 2 tân Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc đã bày tỏ mong muốn quan hệ Hàn-Nhật “không vướng bận bởi những kí ức cay đắng” với Nhật Bản thời gian qua, ông đã cam kết sẽ lật sang trang mới trong quan hệ song phương Nhật-Hàn. Song, dường như những nỗ lực của Tổng thống Li Miêng Pắc đang bị những bất đồng về biển đảo ngăn cản.
Sự nóng lạnh trong quan hệ Nhật-Hàn, hai cường quốc kinh tế của khu vực Đông Bắc Á luôn tác động đến sự phát triển chung của khu vực châu Á. Bình thường hóa và ổn định quan hệ Nhật-Hàn trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay là một nhân tố cần thiết, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của toàn khu vực.
Ý kiến bạn đọc