Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Sẽ đánh giá toàn diện chương trình và sách giáo khoa phổ thông

09:02, 19/05/2008

Ngày 18/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Bộ GDĐT có chủ trương đánh giá một cách toàn diện chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông ở tất cả các môn học và lớp học. 


 
 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân nghe học sinh trường THCS xã  Mỹ Thuận, Nam Định đọc 1 đoạn hội thoại môn Ngoại ngữ
Trong đó, những ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy là những ý kiến đáng được quan tâm và có giá trị nhất.

Chương trình, SGK mới ở cấp Tiểu học (TH) và cấp Trung học cơ sở (THCS) được Bộ GDĐT tiến hành triển khai đại trà bắt đầu từ năm học 2002 - 2003. Vì vậy, mới chỉ được thực hiện một vòng nên theo Phó Thủ tướng, chưa thể đánh giá hết hiệu quả và chất lượng. Song, Bộ GDĐT đã có chủ trương đánh giá một cách toàn diện chương trình, SGK ở tất cả các môn học và lớp học.

Chương trình GD phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại và khả thi

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết,  trên thực tế, việc triển khai chương trình GD còn gặp không ít khó khăn khách quan, hạn chế đáng kể đến tác dụng của chương trình. Khó khăn chủ yếu là ở sự bất cập của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; hạn chế về thời lượng học tập. Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, thời lượng học tập trong mỗi tuần, mỗi năm học ở tất cả các cấp hiện nay đang ở mức thấp nhất so với các nước: ở TH bằng khoảng một nửa chuẩn quốc tế (từ 900-1000 giờ/năm); ở cấp THCS bằng khoảng 70-80% so với các nước trong khu vực.

Theo đánh giá của hầu hết các thầy cô giáo, cán bộ quản lý đang trực tiếp tham gia triển khai chương trình thì chương trình GD hiện nay ở một số môn học còn tương đối nặng, có tính hàn lâm với phần đông học sinh. Một số nội dung, chủ đề ở chương trình một số môn học THPT còn chưa thể hiện đầy đủ mức độ hiện đại, cập nhật cần thiết; có hiện tượng trùng lặp nội dung; chương trình còn quy định cứng, thiếu độ mở cần thiết để giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp với việc giảng dạy đối với các vùng miền, với trình độ phát triển kinh tế-xã hội và trình độ phát triển GD khác nhau.

Về chương trình GD, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, cần phải chỉ rõ những nội dung trùng lặp, chưa phù hợp để xem xét, đánh giá từ đó xác định lược bỏ hay điều chỉnh. "Nếu cần thiết sẵn sàng điều chỉnh cả chương trình", Phó Thủ tướng cho biết.

Cân đối giữa lý thuyết và thực hành đối với nội dung SGK

Hiện nay, hầu hết mỗi môn học chỉ có 1 loại SGK, trừ 8 môn học cấp THPT  là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ có 2 loại SGK được viết theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Vì vậy, ý kiến của một số Sở GDĐT địa phương cho rằng nên có chương trình kiến thức chuẩn và nhiều bộ SGK. Bên cạnh đó, cần cân đối giữa lý thuyết và thực hành đối với nội dung SGK.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, để đánh giá chính xác chương trình, SGK PT thì cần có sự tham gia của chính các thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy, của những người làm công tác giáo dục tại Bộ GDĐT, các Sở GDĐT, các tác giả, và học sinh... Phó Thủ tướng gợi ý 2 nhóm nội dung SGK có thể điều chỉnh được. Trước hết, ở bậc TH, những môn như: thủ công, nhạc, mỹ thuật... nên là những môn tự chọn. Đối với học sinh ở thành phố có điều kiện có thể học tất cả các môn; đối với học sinh tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn có thể lựa chọn môn yêu thích và phù hợp với điều kiện để học. Như vậy, vừa tiết giảm được khối lượng, giảm sự quá tải nội dung học và thiếu giáo viên. Thứ hai, khối các môn hướng nghiệp nghề PT cũng có thể tự chọn, trong đó chú trọng đến thực hành.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, SGK có nhiều điểm cần điều chỉnh, như những vấn đề không phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Các thầy cô giáo phải chỉ rõ những nội dung nào không phù hợp để kịp thời điều chỉnh.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý hiệu trưởng các trường TH, THCS cần xác định rõ vai trò quan trọng của mình trong việc sắp xếp nhóm cơ cấu chương trình, SGK PT. Phó Thủ tướng đề nghị, cần tránh việc học thuộc lòng quá nhiều.


chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ: Thượng nghị sĩ B.Obama củng cố lợi thế
Theo tin nước ngoài, trước các cuộc bầu cử sơ bộ ngày 20-5, tại hai bang Oregon và Kentucky, Thượng nghị sĩ B.Obama nhận được thêm sự ủng hộ của bốn "siêu đại biểu" đảng Dân chủ, gồm ba nghị sĩ QH và lãnh đạo Liên đoàn các nhân viên truyền thông Mỹ.
19/05/2008
Từ năm học 2008-2009 triển khai mô hình "Trường học thân thiện" trên toàn quốc
Xây dựng mô hình "Trường học thân thiện", mỗi trường, mỗi địa phương cần chọn một di tích tiêu biểu để quan tâm chăm sóc; tổ chức sưu tầm và phổ biến các trò chơi dân gian, tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường để các em thực sự được học tốt - chơi vui.
16/05/2008
Trên 850.000 hồ sơ thi ĐH khối A
Ngày 14/5, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT, Trưởng ban chỉ đạo các kỳ thi năm 2008 Bành Tiến Long cho biết, trong tổng số gần 2,2 triệu hồ sơ đăng ký thi ĐH, CĐ năm nay thì số hồ sơ thi ĐH chiếm trên 1,7 triệu chiếm gần 72%.Còn lại 28% hồ sơ thi CĐ với trên 616.000 hồ sơ.
16/05/2008
Cử tri Myanmar tán thành Hiến pháp mới
Ðài Truyền hình quốc gia Myanmar dẫn thông báo của Hội đồng Trưng cầu ý dân toàn quốc Myanmar về kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 10-5 cho biết, khoảng 92,4% số cử tri nước này ủng hộ dự thảo Hiến pháp mới.
16/05/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.