Ba kết luận đầu tiên về nguyên nhân thảm họa động đất ở Tứ Xuyên

07:21, 27/05/2008

Cục Điều tra Địa chất Trung Quốc vừa kết luận sơ bộ, trận động đất ở Vấn Xuyên tỉnh Tứ Xuyên có nguyên nhân là do mảng kiến tạo Ấn Độ đâm vào mảng kiến tạo châu Á, gây ra sự nhô lên nhanh chóng của cao nguyên Thanh Tạng; tâm chấn (nguồn địa chấn) có độ sâu 10~20 km, tức khá nông, thời gian lại khá dài cho nên tính phá hoại rất lớn.


 
 Từ hôm 24-5, người dân Bắc Xuyên đi sơ tán sau động đất ở TP Miên Dương, bắt đầu trở về nhà. Đến ngày 25-5, đã có 62.664 người thiệt mạng vì động đất (ảnh: THX).
Theo Bộ Đất và Tài nguyên Trung Quốc, từ ngày 15-5 đến nay, Cục Điều tra Địa chất Trung Quốc đã tổ chức các cuộc họp phân tích tình hình thiệt hại địa chất của trận động đất tại Vấn Xuyên. Chuyên gia của nhiều đơn vị liên quan đã dựa vào kết quả điều tra đo lường và nghiên cứu đánh giá để tiến hành “hội chẩn” tình hình động đất và sơ bộ hình thành ba kết luận như sau:

1) Mảng kiến tạo Ấn Độ đâm vào mảng kiến tạo châu Á, làm cho cao nguyên Thanh Tạng nhanh chóng nhô lên. Các vật chất của cao nguyên này trôi chậm về phía đông; dải cấu tạo núi Long Môn tại rìa phía đông của cao nguyên chèn ép về phía đông, gặp phải sự ngăn trở ngoan cường của mảng đất cứng ở dưới gầm thung lũng Tứ Xuyên, tạo nên sự tích lũy lâu dài năng lượng ứng lực cấu tạo; cuối cùng năng lượng này được đột ngột giải phóng tại vùng Bắc Xuyên-Ánh Tú thuộc dãy núi Long Môn.

2) Đây là vụ động đất tầng đứt gãy dạng nghịch xung, quay về phía bên phải và dồn nén. Cấu tạo phát sinh địa chấn là (dải) đứt gãy trung ương của dải cấu tạo núi Long Môn do chịu tác dụng của ứng lực chèn ép đã vận động nghịch xung từ hướng nam tây về phía bắc đông. Lần động đất này thuộc về loại động đất rạn nứt đơn hướng, di chuyển từ nam tây lên bắc đông, làm cho các dư chấn phát triển về hướng bắc đông; trong động đất tầng đứt gãy nghịch xung kiểu chèn ép, sau lần động đất chính (chủ chấn), quá trình truyền bá ứng lực và quá trình giải phóng năng lượng diễn ra tương đối chậm, có thể gây ra dư chấn có cường độ khá lớn, thời gian tương đối lâu.

3) Trận động đất này có tâm chấn (nguồn địa chấn) nông. Động đất Vấn Xuyên không thuộc vào loại hiệu ứng biên giới của mảng kiến tạo sâu, nó xảy ra ở dải chuyển đổi có tính bền dai chỗ vỏ trái đất giòn; độ sâu của tâm địa chấn là 10~20 km, cho nên tính phá hoại rất lớn.

Trận động đất ở Vấn Xuyên tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc (Trung Quốc) mạnh tới 8 độ Richter với những thiệt hại kinh khủng một lần nữa đặt ra câu hỏi: có thể dự báo được động đất hay không? Tại sao động đất lớn như thế mà không có triệu chứng gì cả? Vì sao có thể dự báo được thời tiết mà không dự báo được động đất?

Dân chúng Trung Quốc gay gắt đặt vấn đề với ngành địa chấn nước này. Nhất là sau khi báo chí nhiều nơi đăng tin trước ngày động đất tại thị trấn Miên Trúc đã có các triệu chứng như cóc nhái di cư hàng chục nghìn con, có nơi gà kêu, cá nhảy …, phản ứng của dân chúng rất mạnh mẽ, các nhà khoa học địa chấn Trung Quốc không thể không lên tiếng.

Các cư dân mạng chửi mắng chúng tôi thế nào cũng không có gì là quá đáng. Tôi cả đời nghiên cứu dự báo động đất mà chưa có mấy tiến triển” – bà Tiền Thư Thanh nghiên cứu viên Viện nghiên cứu vật lý địa cầu thuộc Cục Địa chấn Trung Quốc nói. Bà cho biết Trung Quốc có trình độ dự báo động đất vào loại hàng đầu thế giới, nhưng muốn dự báo chính xác thì “Tôi dám chắc là 10 năm tới vẫn chưa thể làm được .”


Các nhà khoa học địa chấn Trung Quốc cho rằng dự báo ngay trước động đất là quan trọng nhất và khó nhất. Không thể thấy gà bay, chó nhảy mà dự báo có động đất. Hiện nay có khoảng 40 - 50 phương pháp dự báo động đất, như căn cứ vào sự biến đổi của nhiệt độ nước, dòng điện trong lòng đất, địa từ, nhiệt độ lòng đất, khí Radon, bức xạ điện từ … Không thể so sánh dự báo động đất với dự báo khí tượng, vì con người có thể lên đến tận tầng cao khí quyển nhưng lại không thể chui sâu xuống lòng đất; giới hạn sâu hiện nay mới có 10 km. Ngoài ra, kết cấu địa chất của Trung Quốc rất phức tạp, dải đứt gãy Long Môn (Tứ Xuyên) có những thông số biến đổi lớn. Thông thường máy đo địa chấn chỉ nhận được tín hiệu khi động đất đã xảy ra, vì sóng địa chấn truyền lan cần có thời gian. Thí dụ, động đất cách 2000 km thì sau 4 giây Cục Địa chấn Trung Quốc mới nhận được tín hiệu.

Ông Từ Tổ Triết, Tổng Thư ký Hội công nghiệp tin học Bắc Kinh, nói: dự báo khác với dự trắc; dự trắc trung hạn thì có thể làm được nhưng dự báo động đất sẽ xảy ra ở nơi nào, ngày nào thì khó vô cùng. Trung Quốc giỏi về dự trắc dư chấn.

Bà Tiền cho biết: “Động đất ở Vấn Xuyên mạnh tới 8 độ Richter – loại động đất này cần thời gian thai nghén âm ỉ vài trăm năm. Thời gian lâu thế mà tại sao không phát hiện được? Điều này chúng ta cần suy ngẫm .”

Ông Từ Tổ Triết nói, động đất Vấn Xuyên đem lại nhiều gợi ý. Cần tăng cường thêm các điểm giám trắc tại dải đất hay có động đất và phục hồi hệ thống điện đài địa chấn. Trước đây từng có hệ thống này, nhưng sau bỏ đi vì thay bằng điện thoại và điện thoại di động.


Trong trận động đất Vấn Xuyên, toàn bộ hệ thống thông tin bị tê liệt, kể cả điện thoại di động, cho nên đơn vị địa chấn ở cơ sở không thể nào phát tin ra ngoài được, do đó không thể tránh được việc cứu viện chậm trễ. Hôm 19-5, Thứ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Tin học Trung Quốc Hề Quốc Hoa nói đã xem xét vấn đề này và sau đây sẽ có thể xây dựng một mạng thông tin riêng cho ngành địa chấn.

Ngày 22-5, Cục Địa chấn Trung Quốc tuyên bố: việc cóc nhái tụ tập di cư ở Liên Giang và Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) mới đây không có liên quan gì tới triệu chứng trước động đất; khả năng xảy ra động đất có tính tàn phá ở tỉnh Phúc Kiến là không lớn. Ngày 18-5 Cục Địa chấn Triết Giang tổ chức họp bàn về vấn đề “cóc di cư” và kết luận: đây là hiện tượng di cư bình thường của loài cóc, không liên quan gì tới động đất, vì hiện đang là mùa nòng nọc biến thành cóc; và 151 điểm đo địa chấn vĩ mô không xuất hiện tình hình bất bình thường nào.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cuộc quyên góp từ thiện lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc
Trận động đất Tứ Xuyên tuy chưa phải là vụ thiên tai gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc nhưng lại nhận được sự cứu trợ lớn chưa từng có ở Trung Quốc. Theo Bộ Dân chính Trung Quốc, đến 10 giờ ngày 22-5 đã quyên góp được từ trong và ngoài nước 21,416 tỷ NDT (50.669 tỷ VNĐ); hơn một nửa số tiền đó đã vào tài khoản của Trung Quốc.
26/05/2008
Sách cũ và tủ sách dùng chung
Trong bối cảnh giá giấy in đang tăng cao và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao nữa, vừa qua Bộ GD- ĐT đã có công văn gửi đến sở GD&ĐT của 64 tỉnh, thành phố về việc “Tăng cường sử dụng sách giáo khoa cũ, phát động các hình thức quyên góp, tặng bạn, xây dựng tủ sách dùng chung trong thư viện trường học nhằm sử dụng SGK trong nhiều năm, thực hành tiết kiệm và đảm bảo đủ SGK
24/05/2008
Tất yếu lịch sử
Ngày 26-5 tới, Quốc vương Nepal tuyên bố thoái vị, chấm dứt triều đại phong kiến trị vì 240 năm. Đây là một tất yếu lịch sử.
24/05/2008
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử và Sinh học
Ông Trần Như Thanh Tâm và ông Lê Ngọc Lập - chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM đã giải đáp, tư vấn cách ôn, làm bài tốt môn Lịch sử, Sinh học và cung cấp cho thí sinh những thông tin cần thiết trước ngày thi.
23/05/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.