Phát triển giáo dục dân tộc thiểu số là nhiệm vụ đặc thù và lâu dài
Vừa qua, tại ba điểm cầu truyền hình Hà Nội, Ðà Nẵng và Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Ðào tạo tổ chức Hội nghị giáo dục dân tộc toàn quốc, đánh giá kết quả công tác này và bàn giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020.
Tình trạng bỏ học, lưu ban của học sinh vùng dân tộc thiểu số khá phổ biến. Các hình thức và nội dung giáo dục đặc thù phát triển chưa vững chắc... Hội nghị nghe nhiều ý kiến, tham luận và kiến nghị chín giải pháp phát triển công tác này từ nay đến năm 2020 của các địa phương.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần xem xét và phát triển các loại hình giáo dục: lớp ghép, trường bán trú, nội trú dân nuôi và tuyên truyền, mở rộng loại hình này. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú phải được củng cố, phát triển, gắn với nhu cầu nhân lực địa phương các cấp.
Các trường dự bị đại học, các khoa dự bị đại học có chính sách phát triển phù hợp. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương về chương trình giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số. Nên tính toán có thể kéo dài thời gian một năm, thậm chí hai năm cho học sinh dân tộc 6 tuổi, 7 tuổi, để các em còn chuẩn bị cả thể lực, sức khỏe. Nghiên cứu, điều chỉnh việc dạy tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số một cách hiệu quả hơn...
Ý kiến bạn đọc