Nghị quyết 1244 là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề Kosovo

07:37, 23/04/2008
Ðại sứ Lê Lương Minh, Ðại diện Việt Nam tại HÐBA, khẳng định Việt Nam coi việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập ngày 17-2-2008 là đi ngược lại tinh thần Nghị quyết 1244 (năm 1999) mà Tổng Thư ký LHQ đã khẳng định vẫn còn hiệu lực và là cơ sở pháp lý đối với sứ mệnh của UNMIK trong khi HÐBA chưa có quyết định khác.

Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, ngày 21-4, phát biểu ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HÐBA) LHQ về hoạt động của Phái bộ hành chính lâm thời LHQ tại Kosovo (UNMIK), Ðại sứ Lê Lương Minh, Ðại diện Việt Nam tại HÐBA, khẳng định lại lập trường của Việt Nam tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia có chủ quyền, coi việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập ngày 17-2-2008 là đi ngược lại tinh thần Nghị quyết 1244 (năm 1999) mà Tổng Thư ký LHQ đã khẳng định vẫn còn hiệu lực và là cơ sở pháp lý đối với sứ mệnh của UNMIK trong khi HÐBA chưa có quyết định khác.

Ðại sứ cũng bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực của sự kiện ngày 17-2-2008 đối với hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.

Ðại diện Việt Nam chia sẻ ý kiến của Tổng Thư ký LHQ cho rằng, bất kỳ hành động bạo lực nào nhằm vào các nhân viên và cơ sở của UNMIK hoặc người dân thuộc các cộng đồng của Kosovo đều là điều không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, tránh các hành động bạo lực đe dọa hòa bình và an ninh tại Kosovo và khu vực.

Ðại sứ Lê Lương Minh yêu cầu UNMIK tiếp tục hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 1244, góp phần bảo đảm an ninh tại Kosovo, thúc đẩy đối thoại và thương lượng giữa các bên liên quan nhằm đạt được một giải pháp lâu dài cho vấn đề Kosovo, vì hòa bình và an ninh của khu vực và thế giới.

* Cùng ngày, tại phiên thảo luận về tình hình Tây Sahara và hoạt động của Phái bộ LHQ về trưng cầu ý dân (MINURSO), Ðại sứ Lê Lương Minh đã hoan nghênh việc các bên liên quan cam kết tiếp tục đàm phán một cách thực chất dưới sự bảo trợ của LHQ.

Ðại diện Việt Nam cho rằng giống như nhiều cuộc xung đột kéo dài khác tại châu Phi, vấn đề Tây Sahara chỉ có thể được giải quyết thỏa đáng trên cơ sở đối thoại và thương lượng hòa bình, đồng thời kêu gọi các bên liên quan tăng cường biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác chặt chẽ với LHQ, MINURSO và cộng đồng quốc tế nhằm hỗ trợ nhân dân Tây Sahara vượt qua khó khăn.

Ủng hộ mọi nỗ lực của khu vực và quốc tế nhằm tìm giải pháp công bằng thông qua đàm phán cho vấn đề Tây Sahara, đáp ứng lợi ích chính đáng và chấp nhận được đối với các bên liên quan, phù hợp  các Nghị quyết của HÐBA, đặc biệt là Nghị quyết 1783 (năm 2007) và 1754 (năm 2007), Ðại sứ Lê Lương Minh ghi nhận những nỗ lực của MINURSO trong việc thực hiện sứ mệnh được giao và ủng hộ việc gia hạn hoạt động của MINURSO, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Mahgreb cũng như châu Phi.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sao cuộc khủng hoảng ở Li-băng kéo dài?
Quốc hội Li-băng lại hoãn cuộc bầu tổng thống nước này từ ngày 25-3 sang ngày 22-4 tới. Ðây là lần thứ 17 QH Li-băng hoãn bầu tổng thống khiến nước này đang đứng trước cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ chấm dứt cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1990.
31/03/2008
Giá lương thực tăng cao đe dọa tăng trưởng kinh tế và an ninh trên toàn cầu
Theo tin nước ngoài, kỳ họp thứ 12 Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã khai mạc tại Thủ đô Accra của Ghana với chủ đề "Hướng tới các cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa vì sự phát triển" với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế và 193 nước thế giới.
22/04/2008
Sau cuộc gặp ở Sochi, Nga - Mỹ vẫn còn nhiều điểm bất đồng
Trong cuộc gặp cuối cùng giữa ông Putin và ông Bush trên cương vị tổng thống, hai nhà lãnh đạo vẫn không thể dẹp bỏ những bất đồng sâu sắc về một loạt vấn đề vốn là nguyên nhân chính đẩy quan hệ hai nước hiện xuống mức thấp nhất kể từ sau "chiến tranh lạnh".
20/04/2008
Căng thẳng trong quan hệ Nga và Gruzia
Bộ Ngoại giao Gruzia vừa ra tuyên bố cáo buộc Nga thôn tính các lãnh thổ ly khai ở Gruzia thông qua việc thắt chặt quan hệ với những vùng này và việc Nga tăng cường viện trợ cho Abkhazia và Nam Ossetia gây mất ổn định tình hình tại khu vực.
19/04/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.