Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Coi trọng đào tạo không chính quy

13:57, 22/02/2008

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo, trong vòng bốn năm tới các trường phải có nhiều giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng tối thiểu của hình thức đào tạo không chính quy, nhất là các khối kỹ thuật - công nghệ, sư phạm và kinh tế do chiếm tỷ lệ lớn.


Ngày 21-2, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo tổ chức tổng kết công tác đào tạo không chính quy. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Ðào tạo nêu rõ, đào tạo không chính  quy (bao gồm ba hình thức: tại chức, đào tạo từ xa và đào tạo chuyên tu) đã góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt các bộ, ngành, các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới.

Hiện cả nước có 200 trường trong tổng số 357 trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo không chính quy, chủ yếu là hình thức tại chức (vừa làm vừa học). Bình quân hằng năm các trường tuyển sinh không chính quy vượt từ 10 đến 15% chỉ tiêu được giao. Số sinh viên tham gia học không chính quy trình độ đại học chiếm 86,29%, trình độ cao đẳng chiếm 13,71%, trong đó khối kỹ thuật - công nghệ chiếm 15,68%, sư phạm chiếm 26,30% và kinh tế chiếm hơn 37%...

Mặc dù có những kết quả nhất định, nhưng chất lượng đào tạo của hình thức không chính quy chưa bảo đảm,  dẫn đến sự thiếu tin tưởng của các cơ quan sử dụng lao động. Một số trường mở lớp không đúng quy định, không bảo đảm điều kiện học tập, môi trường sư phạm. Chương trình bị cắt xén nhiều so với chương trình đào tạo cùng trình độ...

Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Trong vòng bốn năm tới các trường phải có nhiều giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng tối thiểu của  hình thức đào tạo này, nhất là các khối kỹ thuật - công nghệ, sư phạm và kinh tế do chiếm tỷ lệ lớn. Có những chính sách, chế độ ưu đãi khuyến khích sinh viên đạt năng lực thực chất, giảm lãng phí xã hội, để có sự tin tưởng, tin cậy giữa các cơ sở sử dụng lao động  và cơ sở đào tạo.

Ðặc biệt, cần thay đổi tâm lý xã hội và tuổi trẻ coi nhẹ hình thức đào tạo không chính quy, chỉ coi đào tạo đại học chính quy là con đường duy nhất để tiến thân. Ðiểm bình quân "đầu vào" của hệ đào tạo không chính quy có thể thấp hơn hệ chính quy nhưng điểm sàn phải tương đương, để bảo đảm quá trình đào tạo và "đầu ra" có chất lượng.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổng thống Bush trấn an người dân Mỹ về tình hình kinh tế
Trong Thông điệp Liên bang đọc trước Quốc hội tối qua, hai vấn đề được Tổng thống Bush nói đến nhiều nhất là tình hình kinh tế Mỹ và cuộc chiến ở Iraq.
30/01/2008
Ông Samak Sundaravej được bầu làm Thủ tướng Thái-lan
Hạ viện Thái-lan sáng nay đã bầu ông Samak Sundaravej, 73 tuổi, Chủ tịch đảng Sức mạnh Nhân dân (PPP) làm thủ tướng thứ 25 của Thái-lan.
29/01/2008
Dự kiến cho sinh viên vay ưu đãi 8.000 tỷ đồng
Theo bà Hà Thị Hạnh - Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), năm 2008, nguồn vốn cho học sinh, sinh viên vay ưu đãi dự kiến là 8.000 tỷ đồng.
29/01/2008
Bầu cử Mỹ: Các ứng cử viên dồn sức cho chặng tới
Theo tin nước ngoài, với khoảng 55% số phiếu ủng hộ, ứng cử viên Ðảng Dân chủ (DC) M. Obama (ảnh bên) vừa giành thắng lợi quan trọng tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ tại bang Carolina Nam ngày 26-1.
28/01/2008