70% học sinh xao nhãng trong giờ học

09:08, 11/10/2007

72% HS Việt Nam trong một khảo sát về "chỉ số tập trung" cho biết họ cảm thấy khó khăn khi phải tập trung vào các việc học hành và ngay cả trong giao tiếp.


Thông số đo lường trên là “chỉ số tập trung Wriley” - công trình nghiên cứu quốc tế do công ty nghiên cứu do công ty Nghiên cứu Thị trường Research International thực hiện vào tháng 5-6/2007 ở 8 nước Châu Á. 

Con số này được đưa ra trong hội thảo “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai” do Viện Nghiên cứu Giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tổ chức ngày 10/10.

Khả năng tập trung của HS Việt Nam: Thấp! 

 Cuộc khảo sát này nhằm tìm hiểu mức độ tập trung lứa tuổi 15 – 22 trong 5 hoạt động chính như học tập, thể thao, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội và sinh hoạt gia đình, và xác định mức độ ảnh hưởng của khả năng tập trung đối với sự thành đạt trong tương lai. 

So với 8 nước làm khảo sát (Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Hồng Kông) , giới trẻ Việt Nam có mức độ tập trung thấp xếp thứ 3, nhỉnh hơn Indonesia và Hồng Kông không đáng kể. 

Riêng trong số thanh thiếu niên “khó tập trung”, ở Việt Nam, chỉ 8% cho biết họ không bị xao nhãng trong giờ học. Đây là tỷ lệ thấp nhất ở các nước Châu Á. Khả năng tập trung trong hoạt động thể dục thể thao của Việt Nam cũng có mức độ thấp nhất là 21%. 

89 % người được khảo sát hừa nhận đây là vấn đề nghiêm trọng, có thể ngăn cản họ phát huy những tiềm năng thật sự của mình trong tương lai. 

Các ý kiến tại hội thảo cho rằng, đây là thực trạng đáng lo ngại. Sự thiếu chủ động, thiếu tự tin hơn so với giới trẻ các nước khác trong khu vực và thế giới sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các em tại trường cũng như ngoài đời. Nguy hại trước hết còn chính với từng bản thân những người trẻ tuổi không nắm bắt được cơ hội tốt, thành công trong tương lai. 

Thạc sĩ Martha Johanna Hernandez Chavez (Công ty nghiên cứu thị trường Research Internattional) cho biết, một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ phân tâm là sự buồn chán và thiếu hấp dẫn. Bên cạnh đó, những cuốn hút của các trò chơi giải trí, các kênh thông tin tiếp nhận quá nhiều chưa có chọn lọc, định hướng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng. 

Thầy cô “tự phẫu” 

Khác với nhận định của thạc sĩ Martha, hầu hết ý kiến của giáo viên, nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lí... đều không ngại nhắm đích là do môi trường giáo dục. 

Phó Giám Đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương đặt ra câu hỏi ngay từ đầu: “Sự chán nản và thiếu hứng thú gây mất tập trung trong học tập phải chăng chính là do chương trình học chưa phù hợp, do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa gây hứng thú thực sự hay do một nguyên nhân nào khác?”. 

Theo Thạc sĩ Lê Nguyễn Phương Nguyên, Phó Giám đốc trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, có 2 nguyên nhân: môi trường học tập và cấu trúc chương trình học; sự thiếu ý thức, thiếu hứng thú và thiếu phương pháp của thanh thiếu niên trong lớp học. 

 Ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Đại Nghĩa chia sẻ: “Từng là giáo viên, về sau làm quản lí, tôi thấy rõ thầy cô là tác nhân để HS mất tập trung. Đổ lỗi cho HS là chủ quan". 

Bà Lê Thuý Hoà, Hiệu trưởng THCS Tư thục Thái Bình băn khoăn: “Hầu hết giáo viên cũng biết chương trình cũ không phù hợp nữa, cần rèn cho các em nhiều kĩ năng. Nhưng chính giáo viên cũng còn lúng túng, chưa nhận thức được sự thay đổi này. Tôi chỉ yêu cầu giáo viên trong trường dạy ít thôi nhưng HS phải nhớ sâu. Lập tức, vấn đề này gây tranh cãi vì như thế, liệu HS có vượt qua được những kì thi chung cuối cấp, luôn đòi hỏi nhớ nhiều, tránh học tủ?”. 

"Kỹ thuật con nhện" 

Theo công trình nghiên cứu của Research International, giới trẻ đã bình chọn những giải pháp giúp tập trung có hiệu quả tức thời: ngủ đầy đủ, nghỉ giải lao, tập thể dục, massage đầu, uống nướcgiải khát, ăn snack, uống cà phê, tắt điện thoại di động và nhai kẹo cao su. Mức độ tán thành cao là ngủ đầy đủ, nghỉ giải lao, tập thể dục. 

Giải pháp lâu dài mà thạc sĩ Lê Nguyễn Phương Nguyên đưa ra là luôn tự kỉ ám thị mình “phải tập trung” -  tự nhắc trong đầu nhiều lần.  

Đây là phương pháp Trường ĐH Kansas giúp SV học tốt hơn; Kỹ thuật Spider mô phỏng từ một thí nghiệm: nhiều lần gầy một âm thoa rung động bên mạng nhện, con nhện tưởng nhầm con mồi nhưng khi quay ra hướng rung thì không phải, nó sẽ không quay nữa và đứng yên. Kỹ thuật Spider giúp con người tự rèn luyện không bị phân tán tư tưởng vì môi trường ồn ào hay  sự quấy rầy. 

Ngoài ra, cần trang bị thêm cho HSSV những phương pháp học thật tốt, tư duy có kỹ năng như kỹ năng nghe giảng và ghi chép, kỹ năng đọc tài liệu, chuẩn bị cho kì thi...


VietNamNet

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sinh viên được vay 800 ngàn đồng/tháng
Chiều ngày 27/9/2007, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã ký Quyết định số 157/2007/QĐ - TTg về tín dụng cho vay đối với học sinh viên. Đây là Quyết định rất được mong chờ sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 21 về việc cho vay tín dụng ưu đãi đối với học sinh - sinh viên đi học đại học - cao đẳng.
28/09/2007
Pakistan: Chánh án tòa án tối cao yêu cầu thả các nhân vật đối lập
Chánh án tòa án tối cao của Pakistan Iftikhar Chaudhry đã ra phán quyết yêu cầu phải thả ngay lập tức hàng chục người ủng hộ phe đối lập bị bắt giữ kể từ cuối tuần qua.
28/09/2007
Bộ trưởng Nội vụ Thái-lan từ chức
Bộ trưởng Nội vụ Thái-lan Aree Wong-araya hôm qua đã tuyên bố từ chức sau khi Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NCCC) phát hiện ông nắm giữ cổ phần vượt quá 5% tại các công ty tư nhân.
27/09/2007
Nguyện vọng 3: Muôn ngả những nẻo đường
Không quá gấp gáp như khi nộp NV2, các thí sinh (TS) đã hai lần trượt cân nhắc kỹ hơn khi đứng trước NV3 - cơ hội cuối cùng để thực hiện ước mơ bước vào ngưỡng cửa ĐH. Chỉ còn ba ngày nữa là kết thúc thời hạn nộp hồ sơ NV3, vậy mà...
26/09/2007