Dư luận phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq
Làn sóng biểu tình phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq và lên án Tổng thống Mỹ G. Bush vẫn lan rộng khắp nước Mỹ ngay sau khi Tổng thống Bush tuyên bố chỉ rút quân Mỹ ra khỏi Iraq khi "đã giành chiến thắng".
Biểu tình ở Washington |
Một nghị sĩ kỳ cựu người Kurd cho rằng, Mỹ "có xu hướng đổ lỗi cho Iraq, Iran và Syrie" về những bất ổn tại Iraq. Một nghị sĩ khác người Sunni nói, trước khi đòi Chính phủ Iraq giải quyết vấn đề tại Iraq, Mỹ nên sửa chữa các sai lầm như giải tán quân đội Iraq.
Làn sóng biểu tình phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq và lên án Tổng thống Mỹ G. Bush vẫn lan rộng khắp nước Mỹ ngay sau khi Tổng thống Bush tuyên bố chỉ rút quân Mỹ ra khỏi Iraq khi "đã giành chiến thắng".
Tại thủ đô Washington, hàng chục nghìn người thuộc các tổ chức chống chiến tranh đã tuần hành qua hàng chục tuyến phố, từ khu vực Nhà Trắng tới trụ sở QH, đòi chấm dứt chiến tranh, chấm dứt đổ máu, đưa ngay lính Mỹ ra khỏi vũng lầy Iraq. Hơn 190 người đã bị bắt vì xô xát với cảnh sát.
Không khí phản chiến cũng tràn ngập một số thành phố khác, như Main, Miami, Florida; Saint Paul, Minesota, San Francisco và Los Angeles, California...
Trong khi đó, các nghị sĩ thuộc Phong trào của giáo sĩ cấp tiến dòng Shiite Al Sar (gồm 32 nghị sĩ trong QH 275 thành viên) vừa tuyên bố rút khỏi khối Shiite trong QH Iraq do phong trào này không được liên minh cầm quyền cũng như các nghị sĩ khác tham khảo ý kiến về những quyết định chủ chốt.
Hiện Thủ tướng Maliki điều hành Chính phủ với 23/40 bộ trưởng và chỉ có sự ủng hộ của 108 nghị sĩ. Quyết định của nhóm Al Sar làm phức tạp thêm những nỗ lực được Mỹ hậu thuẫn nhằm giành sự ủng hộ của QH Iraq đối với các dự luật chia sẻ quyền lực.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq ủng hộ Al Qaeda vừa ám sát một thủ lĩnh dòng Sunni chống Al Qaeda, đe dọa tiếp tục ám sát các thủ lĩnh dòng Sunni, những người ủng hộ quân Mỹ và Chính phủ Iraq.
Ý kiến bạn đọc