Bạo lực học đường - Từ hành vi đến phương pháp giáo dục
Từ đầu năm đến nay, ở Việt Nam đã diễn ra hàng chục vụ bạo hành trường học khiến dư luận rất bất bình, xót xa. Nhưng không chỉ riêng nước ta, hầu như năm nào cũng có những vụ bạo hành trường học thảm khốc xảy ra trên thế giới.
Bạo lực học đường là vấn nạn toàn thế giới. |
Khi đã lớn, cô vẫn bị những đứa con trai khác bám đuổi trên đường về nhà với những lời chửi rủa, đe doạ. Những tên này đôi lúc còn đẩy em ngã xuống đất và bắt cô ăn thứ quả làm em phát ói.
Nhưng cô nói rằng điều đau đớn nhất chính là việc các thầy cô giáo đã từ chối giúp đỡ cô. Một lần, cô bé nhận nhận được một lời đe dọa về cái chết từ một người bạn cùng lớp học lớp 5, cô bé mang cho cô giáo và cô này sau đó đã đọc to lá thư đe doạ đó trước toàn thể lớp. “Họ thật là vô tâm!” Ayumi đã nghĩ như vậy và cô bé đã bắt đầu nghĩ đến cách để thoát khỏi những chuyện này.
Cô bé nói: “Tôi ước gì tôi có thể chết đi. Nhưng tôi không có đủ can đảm”. Thật may mắn cho Yabe là mẹ cô đã xoay xở để tìm cho cô một ngôi trường mới.
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng Nhật liên tục đăng tải những câu chuyện kinh hoàng về những vụ tự tử ở lứa tuổi học đường. Nguyên nhân những vụ tự tử này rõ ràng là do bị bạo hành. Trong con mắt của rất nhiều người dân Nhật thì những vụ scandal này chỉ đơn thuần là hậu quả còn rơi rớt lại của cuộc khủng hoảng giáo dục. Các nhà phê bình cũng cho rằng kỷ cương và kỷ luật trong lớp học không còn được chú trọng như xưa.
Tình trạng bắt nạt trong trường học đã tồn tại từ lâu giờ lại trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Bà Midori Komori, người tham gia các hoạt động chống lại nạn bạo hành trường học ở Nhật nói: “Tôi nghĩ số vụ bạo hành trong trường học đang tăng đột biến, tuy nhiên, càng ngày càng khó để kiểm soát vấn đề này, nhiều vụ không hề đơn giản chút nào. Những tên ác ôn có thể dùng điện thoại di động hoặc Internet để gửi những lời nguyền rủa của chúng tới các em mà các bậc phụ huynh chúng ta không hề hay biết”.
Tháng 5 vừa rồi, tại đất nước này cũng diễn ra một vụ việc kinh hoàng, gây náo động các phụ huynh và học sinh nhật. Đó là việc một nam sinh thuộc trường trung học ở Hikari, khu Yamaguchi phía nam Nhật bất ngờ ném một chai thuốc súng vào lớp học làm 58 người bị thương.
Ở Hàn Quốc, theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% HS nam và 5,8% HS nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương.
Chung Se-young - một giáo viên 52 tuổi ở Seoul cho biết khắp nước có hơn 400.000 HS THCS và THPT là thành viên của các nhóm “đầu gấu”. Để ngăn ngừa nạn bạo lực trường học, cùng với việc thi hành luật, người dân nước này cũng đã đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận thức về bạo lực học đường, tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ các nạn nhân là HS.
Hệ thống cảnh sát học đường cũng được tăng cường để chiến đấu với nạn bạo lực trường học đang gia tăng và ngăn chặn tội phạm vị thành niên. Công việc của những cảnh sát này là giám sát bạo lực trường học, tư vấn cho HS, phụ huynh và giáo viên đồng thời bảo vệ các nạn nhân. Hơn 70 trường học Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống này nhằm xoá sổ bạo lực học đường.
Tại Trung Quốc, ngày 15/5, nhiều báo chí cũng đã đưa tin về vụ một học sinh trung học giết chết 2 người bạn và làm bị thương 4 người khác ngay sau giờ học.
Còn ở Mỹ, ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui - 23 tuổi người Hàn Quốc - tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 người đã chết và nhiều người khác bị thương vào tháng 4 năm nay thì chỉ 2 ngày sau, một học sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông North Mecklenburg, Huntersville, bang North Carolina đã chĩa súng doạ hai bạn học cùng trường tại bãi đỗ xe.
Và cùng ngày hôm đó, bảy tòa nhà ở trường Đại học
Nhưng có một điều đáng buồn là, theo một cuộc điều tra ở Mỹ, số lượng các vụ bạo hành trường học đến từ các học sinh châu Á chiếm một số lượng lớn (số lượng sinh viên châu Á trong các trường ĐH danh tiếng Mỹ chiếm đến 20-30%) với nhiều nguyên nhân khác nhau: tâm lý, kết quả học tập, vấn đề sắc tộc…
Điểm qua những dẫn chứng, những con số, để thấy rằng, nạn bạo hành trường học đang là vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Từ những chuyện nhỏ như bạn bè ức hiếp nhau, thầy cô vô tâm đến những chuyện lớn như chém giết nhau. Nguyên nhân của các vụ bạo hành có những điểm khác nhau, tuy nhiên, tựu trung lại thì cũng là những vấn đề liên quan đến tâm sinh lý học sinh. Việc bị bạn bè xa lánh, bố mẹ, thầy cô không quan tâm đến những vấn đề của con trẻ, hay môi trường học tập, sinh sống… là những nguyên do chủ yếu dẫn đến những việc đau lòng.
Tuy các nước đã có những biện pháp cụ thể, như thắt chặt an ninh, tăng cường kiểm tra, sử dụng camera, tuyên truyền, vận động… nhưng điều quan trọng nhất không phải ở những hành động bề ngoài. Một khi không có sự quan tâm đúng mức, một khi không tạo cho học sinh một môi trường học tập, sinh sống lành mạnh thì bạo lực vẫn cứ diễn ra không hình thức này thì hình thức khác, không lúc này thì lúc khác.
Ai là người chịu trách nhiệm trước vấn nạn bạo lực này? Câu trả lời có lẽ là không riêng một ai. Để giáo dục thì không chỉ phụ thuộc vào riêng một người, một cơ quan, nhưng hơn ai hết, những người gần gũi với các em chính là những nhân tố quan trọng nhất.
Hiện nay, ở Việt
Nếu nhận thức được điều này, và giáo dục con em một cách có hiệu quả thì chúng ta không phải lo lắng về nạn bạo hành học đường cũng như những vấn nạn khác mà xã hội đang lo lắng như tình trạng bỏ học, chán học, cứu net, sử dụng ma túy, thuốc lắc. Thậm chí, chúng ta cũng có thể xây dựng một đội ngũ nhà giáo có đạo đức, nhân cách và thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Hy vọng cuộc vận động bốn “không” trong đó có “Nói không với vi phạm đạo đức nghề giáo” sẽ giúp công tác giáo dục nước nhà có hiệu quả hơn.
Ý kiến bạn đọc