Lao động nhập cư: Điều tất yếu trong thế giới toàn cầu hóa

00:07, 20/12/2006
Để hiểu về thế giới mới của người lao động nhập cư, người ta chỉ cần đi một vòng chung quanh phố cổ ở thủ đô Doha của Qatar vào chiều thứ sáu.

Gần Tòa tháp Wind, một ngôi nhà trên sa mạc được thiết kế để lấy gió mát từ các bức tường bằng đất, hàng nghìn người tụ tập, gặp gỡ, nói chuyện, đi lại.

Họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, chen vào các khoảng trống trên các con đường lát bằng đá hoa cẩm thạch và các khu phố dành cho người mua sắm vào cuối tuần.

Họ là những lao động nhập cư chỉ có một ngày nghỉ trong tuần, phần lớn là người Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước khác ở Đông Á.

Doha là thủ đô của Qatar, một nước ở vùng Vịnh, có tới hơn một nửa số dân là người lao động nhập cư.

Phần lớn người nhập cư làm các công việc quét dọn, xây dựng đến Qatar làm việc chăm chỉ như những con o­ng thợ và sẵn sàng mặc đồng phục của công ty.

Lực lượng lao động nhập cư từ các nước nghèo làm việc tại các nước vùng Vịnh chấp nhận mức lương thấp hơn những người đến từ các nước phát triển hơn nhưng vẫn cao hơn nhiều so với thu nhập mà họ kiếm được ở quê nhà.


Bang Kerala của Ấn Độ là nơi có nhiều lao động “xuất khẩu” hơn bất kỳ nơi nào khác. Thu nhập từ lực lượng lao động này đạt 5 tỷ USD/năm, mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, Ấn Độ không chỉ xuất khẩu công nhân mà số nhân viên kế toán, nhân viên quản lý của họ đang tăng lên tại vùng Vịnh và nhiều nơi khác trên thế giới.

Ấn Độ cũng là một nước thu hút lao động nhập cư lớn nhất trên thế giới với hàng triệu người, đặc biệt từ các nước láng giềng, để làm các công việc xây dựng và nông nghiệp.

Một phần tư số lao động nhập cư trên thế giới đến từ hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.

Lao động Trung Quốc làm đủ loại công việc, ngành nghề ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi.

Tại một nhà máy dệt ở vùng núi Lesotho, tác giả tình cờ gặp đốc công người Trung Quốc đang chuyện trò với công nhân địa phương bằng tiếng địa phương.

Ông Brunson McKinley, Tổng giám đốc Tổ chức Nhập cư quốc tế (IOM) nói rằng, lao động nhập cư hiện nay là “thành phần cốt yếu, không thể thiếu được và là nguồn lợi tiềm tàng cho kinh tế và xã hội của cả nước xuất khẩu lao động cũng như nước nhập khẩu lao động”.

Lao động nhập cư gửi tiền về quê hương tiếp tục là một trong những động lực lớn cho sự phát triển quốc tế. Số tiền này mỗi năm là hơn 160 tỷ USD, cao hơn nhiều so với tổng số tiền viện trợ mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển ở mức 100 tỷ USD mỗi năm.

 
Nhân ngày Nhập cư Quốc tế năm nay, IOM cũng cảnh báo rằng, người nhập cư thường là nạn nhân ít được quan tâm mỗi khi xảy ra thảm họa.

Trong khi Anh và các nước châu Âu khác gửi tàu chiến đến Li-băng để đưa công dân của họ ra khỏi thủ đô Beirut khi bị Israel tấn công vào mùa hè vừa qua thì 11 nghìn người lao động nhập cư, chủ yếu là người giúp việc, bị bỏ rơi và phải có khoản tài chính riêng để sơ tán khẩn cấp. Và cũng còn có nhiều vấn đề khác đối với người lao động nhập cư.

Nhiều người lao động nhập cư sống ngoài vòng pháp luật. Ước tính có tới 20% số người lao động nhập cư trên thế giới không có qui chế hợp pháp, riêng tại Mỹ số người bất hợp pháp chiếm một phần ba số công dân nhập cư. Họ không được được hưởng bảo hiểm y tế và an toàn cho người lao động. Người ta cho rằng, châu Âu cũng có khoảng tám triệu lao động nằm ngoài vòng kiểm soát.

Ireland từng là nước xuất khẩu lao động, người lao động ra đi để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng hiện nay Ireland là một trong những nước thu hút lao động nhập cư. Một quán ăn truyền thống tại thủ đô Dublin hiện nay có thể do một người nhập cư quản lý.

(Theo nhandan.com.vn)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thái-lan truy tố Võ Văn Ðức về tội đặt bom tại Ðại sứ quán Việt Nam ở Băng-cốc
Theo phóng viên TTXVN tại Thái-lan, cảnh sát nước này đã kết luận Võ Văn Ðức, công dân Mỹ gốc Việt, là thủ phạm vụ đặt bom tại Ðại sứ quán Việt Nam tại Băng-cốc ngày 19-6-2001 và đề nghị Văn phòng công tố truy tố Võ Văn Ðức về tội này.
15/12/2006