WHO: Số ca tử vong vì Covid-19 giảm 95% kể từ đầu năm 2023

14:19, 27/04/2023

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26-4 cho biết, số ca tử vong vì Covid-19 đã giảm 95% kể từ đầu năm đến nay, tuy nhiên cảnh báo vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh này vẫn đang lây lan. 

Theo WHO, đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc và các quốc gia phải học cách ứng phó với những tác động "không khẩn cấp" đang diễn ra, trong đó có tình trạng hậu Covid-19 hoặc hội chứng "Covid kéo dài" (long Covid).

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ước tính cứ 10 người mắc Covid-19 thì có 1 trường hợp bị "Covid kéo dài", điều này cho thấy hàng trăm triệu người cần được chăm sóc lâu hơn. 

Ông Tedros nhấn mạnh, dù số ca tử vong do Covid-19 được báo cáo đã giảm 95% kể từ đầu năm đến nay nhưng một số quốc gia đang ghi nhận số người không qua khỏi vì căn bệnh này gia tăng và trong 4 tuần qua đã có 14.000 người tử vong.

Tổng Giám đốc WHO cho biết, tổ chức này vẫn hy vọng có thể tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp gây lo ngại trên toàn cầu (PHEIC) đối với dịch Covid-19, mức cảnh báo cao nhất mà cơ quan y tế của Liên hợp quốc đưa ra với một dịch bệnh. Dự kiến, ủy ban cố vấn cho ông Tedros về tình trạng PHEIC sẽ nhóm họp định kỳ theo quý vào tháng 5 tới. Mặc dù vậy, ông Tedros cho rằng vi rút vẫn tồn tại và tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó với dịch bệnh này cùng với những bệnh truyền nhiễm khác. 

Người đứng đầu WHO cũng cho rằng đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các chương trình tiêm chủng, ước tính 67 triệu trẻ em bị bỏ lỡ ít nhất 1 mũi tiêm thiết yếu trong giai đoạn 2019-2021. Theo ông Tedros, tỷ lệ tiêm chủng đang quay trở lại mức năm 2008 dẫn đến sự bùng phát dịch sởi, bạch hầu, bại liệt và sốt vàng da. Ông nhấn mạnh tất cả các quốc gia phải giải quyết "những rào cản đối với tiêm chủng cho dù đó là khả năng tiếp cận, sự sẵn có, chi phí hay thông tin sai lệch". 

Trong khi đó, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove cho rằng việc xuất hiện dòng phụ XBB.1.16 của biến thể Omicron cho thấy vi rút vẫn đang biến đổi và có khả năng gây ra các làn sóng dịch bệnh và tử vong mới. Theo bà, dòng phụ XBB hiện đang là chủng lây lan chính trên thế giới. Dòng phụ này dễ lây lan và cũng có thể "lẩn tránh" khả năng miễn dịch, nghĩa là mọi người có thể bị tái nhiễm dù đã tiêm vắc xin hoặc đã mắc bệnh trước đó. Do đó, bà Maria Van Kerkhove kêu gọi tăng cường giám sát thông qua xét nghiệm để có thể theo dõi vi rút và hiểu rõ về chúng nhằm giúp bào chế vắc xin và đưa ra các biện pháp ứng phó.

Theo hanoimoi.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố bảng xếp hạng 10 thành phố giàu nhất thế giới năm 2023
Báo cáo các thành phố giàu nhất thế giới 2023 của Henley & Partners được thực hiện bằng cách theo dõi thói quen chi tiêu của hơn 150.000 cá nhân có thu nhập ròng cao tại 97 thành phố trên thế giới.
27/04/2023
Các quốc gia có trách nhiệm tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc
Ngày 24/4, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận mở với chủ đề “Chủ nghĩa đa phương hiệu quả thông qua bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc”.
26/04/2023
Động đất 7,3 độ tấn công Indonesia, cảnh báo sóng thần được bật
Sớm nay (25/4), một trận động đất 7,3 độ Richter đã xảy ra ở phía tây đảo Sumatra của Indonesia, gây ra cảnh báo sóng thần trong thời gian ngắn, Cơ quan Địa Vật lý Indonesia (BMKG) cho biết.
25/04/2023
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Argentina ngày càng thực chất và hiệu quả
Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Argentina Cecilia Moreau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Argentina từ ngày 23-28/4/2023. Sáng ngày 24/4, tại trụ sở Quốc hội Argentina, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiến hành hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Cecilia Moreau.
25/04/2023