LHQ dự báo kinh tế toàn cầu 2022 tăng trưởng 4%

09:05, 14/01/2022

Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 và tới năm 2023 sẽ chỉ còn 3,5% trong bối cảnh nhiều làn sóng lây nhiễm COVID-19 đang xảy ra cộng với những thách thức về thị trường lao động, chuỗi cung và lạm phát tăng cao.

Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong Báo cáo Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới 2022 đưa ra ngày 13/1, LHQ cho rằng động lực tăng trưởng có được trong năm 2021 đang bắt đầu chậm lại từ cuối năm ngoái, có thể thấy ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ do các biện pháp kích thích tiền tệ tài chính bắt đầu giảm dần và tình trạng đứt gãy chuỗi cung lại nổi lên.

Báo cáo này cũng chỉ ra rằng cùng với tình trạng đại dịch đang tiếp diễn, áp lực lạm phát ngày càng cao ở các nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế đang phát triển lớn đang tạo ra nhiều nguy cơ đe dọa tiến trình phục hồi toàn cầu. Lạm phát toàn cầu lên tới 5,2% trong năm 2021, tăng 2 điểm phần trăm so với xu hướng chung trong 10 năm trở lại đây. Báo cáo cũng cảnh báo hậu quả lâu dài của đại dịch sẽ dẫn tới khoảng cách bất bình đẳng giữa các nước ngày càng xa.

Với phần lớn các nước đang phát triển, khả năng có phục hồi hoàn toàn chỉ số GDP bình quân đầu người hay không hiện vẫn còn là dấu hỏi và tình trạng này sẽ vẫn như vậy kể cả trong năm tiếp theo, 2023. Tuy nhiên, chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2023 ở các nền kinh tế phát triển nhiều khả năng sẽ phục hồi được tới mức trước khi xảy ra đại dịch.

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc phát triển thành công phương pháp xét nghiệm nhanh biến thể Omicron

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum ngày 29/12 cho biết nước này đã phát triển thành công phương pháp xét nghiệm nhanh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 và sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng thực tế từ ngày 30/12.

30/12/2021
Myanmar ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron

Theo Bộ Y tế Myanmar, biến thể Omicron đã được phát hiện trong 4 mẫu bệnh phẩm của những người trở về từ Dubai, Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Ngày 28/12, Bộ Y tế Myanmar xác nhận 4 ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ở nước này.

29/12/2021
WHO kêu gọi tạo vaccine Covid-19 mới

WHO kêu gọi phát triển vaccine mới với khả năng chống lây nhiễm cao hơn, cho rằng tiêm nhiều liều tăng cường các vaccine hiện có không phải chiến lược bền vững. "Chiến lược tiêm chủng dựa vào các liều tăng cường lặp đi lặp lại của vaccine hiện có dường như không phù hợp hay bền vững", nhóm cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chế phẩm vaccine Covid-19 (TAG-Co-VAC) ra tuyên bố hôm 11/1.

13/01/2022
WHO: Omicron không nghiêm trọng bằng Delta nhưng nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine

Theo người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù gây bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta song biến thể Omicron vẫn là một chủng virus nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19.

13/01/2022