Gần 30 công ty dược tham gia sản xuất thuốc điều trị COVID-19 giá rẻ

09:31, 21/01/2022

Gần 30 công ty dược đã được phép tham gia sản xuất molnupiravir, thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của Merck, phiên bản giá thành thấp dành cho các nước nghèo hơn.

huốc kháng virus Molnupiravir do hãng dược phẩm Merck của Mỹ bào chế.
Thuốc kháng virus Molnupiravir do hãng dược phẩm Merck của Mỹ bào chế.

 

Medicines Patent Pool (MPP), một cơ quan của Liên hợp quốc, và công ty dược phẩm Merck & Co's (Mỹ) đã đạt thỏa thuận cho phép gần 30 công ty dược tham gia sản xuất molnupiravir, thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của Merck, phiên bản giá thành thấp dành cho các nước nghèo hơn, nhờ đó mở rộng cơ hội cho thêm nhiều nước tiếp cận loại thuốc này.

Thuốc kháng virus của Merck đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ hồi tháng 12/2021.

Theo các kết quả thử nghiệm lâm sàng, thuốc molnupiravir giúp giảm 30% nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm bệnh nhân COVID-19 nguy cơ cao.

Merck hy vọng thuốc cho hiệu quả tương đương khi sử dụng với bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Thỏa thuận mới được ký kết giữa MPP và Merck, cho phép 27 công ty sản xuất thuốc từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ở châu Phi, châu Á và Trung Đông tham gia sản xuất các nguyên liệu và thuốc thành phẩm.

MPP là cơ quan do Liên hợp quốc tài trợ, chuyên cung cấp những cơ chế bổ sung (như tài chính và các chương trình mua thuốc) giúp tăng khả năng tiếp cận với thuốc điều trị.

Theo MPP, thỏa thuận quy định thuốc molnupiravir do các công ty trên sản xuất sẽ được phân phối ở 105 quốc gia kém phát triển hơn.

Bên cạnh đó, các đối tác phát triển molnupiravir cùng với Merck, gồm công ty Ridgeback Biotherapeutics và Đại học Emory của Mỹ, sẽ không nhận được tiền bản quyền từ việc bán các phiên bản thuốc giá thành thấp khi đại dịch COVID-19 vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là tình trạng Y tế cộng đồng khẩn cấp toàn cầu.

Giám đốc điều hành MPP Charles Gore đánh giá đây là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tất cả các nước đều có thể tiếp cận thuốc điều trị COVID-19.

MPP tin tưởng khi các nhà sản xuất phối hợp chặt chẽ với giới chức quản lý thì thuốc sẽ sớm được phân phối cho các nước.

Cũng trong ngày 20/1, Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi thông báo kế hoạch đàm phán với Merck về việc cung cấp thuốc molnupiravir cũng như tiến độ đàm phán với Pfizer để mua thuốc điều trị COVID-19 có tên là Paxlovid, vốn được thông báo từ tuần trước.

Trong phát biểu ngày 20/1, Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong khẳng định quan tâm tới cả 2 loại thuốc điều trị và các cuộc đàm phán với Pfizer đang tiến triển nhanh hơn.

Theo Pfizer, thuốc Paxlovid của hãng này cho hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhập viện và tử vong lên tới 90% và các dữ liệu sơ bộ chỉ ra thuốc có hiệu quả tương đương khi sử dụng với bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron./.

Theo TTXVN/Vietnam+


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cầm đầu vụ 39 người Việt chết trong container ở Anh là người Việt
Ngày 19-1, tòa án ở Bỉ đã tuyên phạt một công dân Việt Nam 15 năm tù, sau khi cáo buộc người này là kẻ cầm đầu đường dây buôn người trong vụ 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải từ Bỉ sang Anh cách đây 3 năm. 
20/01/2022
'Chấm điểm' năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Biden

Một năm sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đạt được một số thành tựu, nhưng ông cũng gặp phải khó khăn khi tỷ lệ tín nhiệm giảm, đại dịch hoành hành và lạm phát leo thang. Khi nhậm chức tổng thống thứ 46 của Mỹ, ông Joe Biden tuyên bố việc lên nắm chính quyền của ông "không phải là chiến thắng của một ứng cử viên”, mà là của một nền dân chủ. Chỉ vài tuần sau cuộc bạo loạn ở Điện Capitol, phát biểu trước một đất nước đang bị chia rẽ giữa đại dịch, ông cam kết sẽ mang lại sự thống nhất và làm "những điều vĩ đại".

20/01/2022
WHO: Trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh không cần tiêm liều vaccine tăng cường

Trưởng nhóm khoa học của WHO Soumya Swaminathan cho biết, không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh cần tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19. Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 18/1, Trưởng nhóm khoa học của WHO Soumya Swaminathan nói rằng mặc dù khả năng miễn dịch vaccine suy giảm theo thời gian trước biến chung Omicron nhưng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác định đối tượng cần tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường.

19/01/2022
Canada hoài nghi cáo buộc 'Omicron lây qua thư' của Trung Quốc

Quan chức và chuyên gia Canada nói cáo buộc ca Omicron đầu tiên ở Bắc Kinh liên quan thư gửi từ Toronro là không có cơ sở khoa học. "Tôi cho rằng đây là quan điểm rất khác thường", Bộ trưởng Y tế Canada Jean-Yves Duclos phát biểu trong cuộc họp báo hôm 17/1. "Chắc chắn nó không phù hợp với những gì chúng ta đã làm cả trong nước và quốc tế". Tuyên bố được Bộ trưởng Duclos đưa ra sau khi giới chức Trung Quốc trước đó cùng ngày nói rằng ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên ở Bắc Kinh có thể lây từ bức thư được gửi từ Toronto, Canada và kêu gọi người dân dừng đặt hàng nước ngoài khi Thế vận hội Mùa đông sắp khai mạc.

19/01/2022