Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 chứa đột biến lạ

19:19, 15/11/2021

Việc phát hiện biến thể B.1.640 một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại về khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh chưa thể đảm bảo cân bằng nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran

Các chuyên gia Pháp mới đây đã phát hiện biến thể SARS-CoV-2 mới có tên gọi khoa học là B.1.X hay B.1.640 trong các mẫu bệnh phẩm của nhiều bệnh nhân COVID-19 tại nước này và một số quốc gia châu Âu khác.

Biến thể B.1.640 được xác định có trong mẫu bệnh phẩm của 24 trường hợp, gồm 18 trẻ em và 6 người lớn, tại một ngôi trường ở vùng Brittany của nước này hồi tháng 10 vừa qua.

Qua quá trình giải trình tự gene, nhóm chuyên gia Pháp nhận thấy B.1.640 không có 3 đột biến tiêu biểu của chủng Delta là E484K, E484Q và L452R, thay vào đó, biến thể này chứa những đột biến chưa từng ghi nhận trước đây.

Những dữ liệu ít ỏi mà nhóm chuyên gia trên có được lúc này là các đột biến nằm ở protein cho phép virus “mở khóa” tế bào để xâm nhập vào cơ thể.

Giáo sư Cyrille Cohen tại Đại học Bar-Ilan (Pháp) nêu rõ ở biến thể B.1.640, gai protein cho phép virus bám vào tế bào người và lây nhiễm đã bị loại bỏ một số thành phần so với chủng gốc.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể xác định được liệu thay đổi này có khiến virus tăng hay giảm khả năng lây lan hay không.

Qua truy vết, các nhà khoa học nhận định biến thể B.1.640 nhiều khả năng có nguồn gốc từ châu Phi.

Một lần nữa biến thể này làm dấy lên mối lo ngại về khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh chưa thể đảm bảo cân bằng nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới.

Tính đến cuối tháng 10 năm nay, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêm phòng cho phần lớn dân số của họ. Tuy nhiên, tại châu Phi, chỉ khoảng 6% dân số được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Việc cung cấp vaccine cho các nước châu Phi hiện vẫn gặp nhiều trở ngại, chủ yếu là do hạ tầng y tế tại đây còn yếu kém.

Ngoài Pháp, nhiều quốc gia khác như Anh, Thụy Sĩ, Italy cũng đã ghi nhận những ca nhiễm biến thể B.1.640, song tỷ lệ còn khá thấp.

Từ ngày 11/11, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã bổ sung B.1.640 vào danh sách các biến thể đang theo dõi.

Theo Vietnam+


Cùng chuyên mục

Thêm nhiều nước chuyển hướng sống chung an toàn với Covid-19

Với tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 tiếp tục tăng, nhiều nước tiếp tục điều chỉnh chiến lược phòng, chống dịch, từ "Zero Covid-19" sang sống chung an toàn với Covid-19, dù biến thể mới xuất hiện cũng làm chậm quá trình chuyển đổi tại một số khu vực.

31/10/2021
Hàn Quốc triển khai kế hoạch ''Sống chung với Covid-19''

Giới chức Malaysia, ngày 29-10, cho biết, nước này sẽ xúc tiến việc mua vắc xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) để tiêm chủng cho trẻ em, sau khi một hội đồng cố vấn của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ bỏ phiếu để đề xuất việc cấp phép sử dụng vắc xin này cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Theo thống kê của Chính phủ Malaysia, 62% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi ở nước này đã được tiêm chủng đầy đủ.

30/10/2021
Chạy đua để bảo vệ hành tinh trước tình trạng biến đổi khí hậu

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) khai mạc cuối tuần này. Các nước đang nỗ lực chạy đua cùng thời gian để tận dụng tốt nhất cơ hội lớn này, để đạt bước tiến đột phá giúp bảo vệ hành tinh trước tình trạng biến đổi khí hậu.

29/10/2021
Việt Nam luôn sát cánh cùng các nước châu Phi vượt qua khó khăn, mở rộng hợp tác hiệu quả

Tối 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU) với chủ đề "Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi". Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:

29/10/2021