Pfizer đạt được thỏa thuận cung ứng thuốc điều trị Covid-19 trên toàn cầu

08:06, 17/11/2021

Ngày 16/11, hãng dược Pfizer (Mỹ) đã công bố một thỏa thuận với Quỹ Sáng chế dược phẩm chung (MPP), về việc cung ứng thuốc điều trị Covid-19 dạng uống với giá hợp lý cho các quốc gia nghèo hơn trên thế giới.

Biểu tượng hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ).
Biểu tượng hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ).

Theo thỏa thuận trên, Pfizer sẽ cấp quyền sản xuất thuốc generic của thuốc điều trị Covid-19 có tên PF-07321332 của hãng này cho MPP để tổ chức này cấp phép cho các hãng dược. Thỏa thuận trên sẽ cho phép 95 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vốn chiếm tới 53% dân số thế giới, tiếp cận được với thuốc điều trị Covid-19 với giá rẻ.

Thuốc generic là bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau. Hiện, thuốc điều trị Covid-19 của hãng Pfizer đang trải qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng.

Giám đốc điều hành MPP Charles Gore kỳ vọng, thuốc generic của thuốc điều trị Covid-19 sẽ sẵn có trong vài tháng tới để cung ứng cho các nước nghèo.

Trước đó, trong thông báo phát ngày 5/11, về kết quả thử nghiệm tạm thời, Pfizer cho biết, loại thuốc kháng virus dạng viên đang thử nghiệm của công ty này đã chứng minh giảm tới 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong đối với những người trưởng thành có nguy cơ mắc Covid-19 nặng. 

Ngoài Pfizer, hãng dược Merck & Co của Mỹ cũng đạt được thỏa thuận tương tự với MPP, cho phép các nước nghèo trên thế giới được tiếp cận với thuốc generic của thuốc kháng virus molnupiravir, đang được hãng thử nghiệm. 

Theo kế hoạch, Pfizer sẽ cung cấp ra thị trường 180.000 liệu trình thuốc điều trị Covid-19 vào cuối năm nay và 50 triệu liệu trình vào cuối năm 2022. 

Hiện nay, nhiều quốc gia đổ xô đặt mua thuốc trị Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer và của Merck & Co. Đến nay, Merck & Co đã ký 9 thỏa thuận bán thuốc Molnupiravir cho hơn 100 nước. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, ngay cả đạt được những thỏa thuận như vậy cũng không đủ thuốc để người dân tại các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận.

Theo TTXVN.VN

Cùng chuyên mục

Thêm nhiều nước chuyển hướng sống chung an toàn với Covid-19

Với tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 tiếp tục tăng, nhiều nước tiếp tục điều chỉnh chiến lược phòng, chống dịch, từ "Zero Covid-19" sang sống chung an toàn với Covid-19, dù biến thể mới xuất hiện cũng làm chậm quá trình chuyển đổi tại một số khu vực.

31/10/2021
Hàn Quốc triển khai kế hoạch ''Sống chung với Covid-19''

Giới chức Malaysia, ngày 29-10, cho biết, nước này sẽ xúc tiến việc mua vắc xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) để tiêm chủng cho trẻ em, sau khi một hội đồng cố vấn của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ bỏ phiếu để đề xuất việc cấp phép sử dụng vắc xin này cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Theo thống kê của Chính phủ Malaysia, 62% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi ở nước này đã được tiêm chủng đầy đủ.

30/10/2021
Việt Nam luôn sát cánh cùng các nước châu Phi vượt qua khó khăn, mở rộng hợp tác hiệu quả

Tối 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU) với chủ đề "Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi". Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:

29/10/2021
Trung Quốc ghi nhận đợt dịch lớn nhất do biến thể Delta

Trung Quốc đang vật lộn với đợt bùng phát dịch lớn nhất do biến thể Delta với tổng cộng hơn 1.300 ca nhiễm được ghi nhận từ giữa tháng 10 đến nay.Con số này đã vượt qua số ca mắc trong đợt bùng phát dịch COVID-19 hồi mùa hè vừa qua. 21 tỉnh thành ở Trung Quốc đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta trong đợt bùng dịch này. Đại Liên, thành phố cảng lớn của Trung Quốc, đang trở thành điểm nóng mới với đợt bùng dịch lớn nhất cả nước hiện nay.

 

16/11/2021