Saudi Arabia phá đường dây làm giả chứng nhận tiêm vaccine COVID-19

07:57, 16/07/2021

Các nghi phạm, trong đó có 9 quan chức thuộc Bộ Y tế, bị cáo buộc thay đổi tình trạng bệnh, xác nhận tiêm chủng hoặc đã tiêm một hay hai liều vaccine trong giấy chứng nhận giả.

Hành khách tại sân bay quốc tế King Khaled ở Riyadh, Saudi Arabia.
Hành khách tại sân bay quốc tế King Khaled ở Riyadh, Saudi Arabia.

Hãng thông tấn Saudi Arabia (SPA) ngày 15/7 đưa tin nước này đã bắt giữ hơn 120 đối tượng tình nghi cung cấp hoặc mua giấy chứng nhận giả về tiêm vaccine ngừa COVID-19 và xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh cuộc hành hương về thánh địa Mecca sẽ bắt đầu trong 2 ngày tới.

Theo SPA, các nghi phạm, trong đó có 9 quan chức thuộc Bộ Y tế, đều đã nhận tội.

Những đối tượng này bị cáo buộc sử dụng mạng xã hội để quảng cáo dịch vụ của mình, trong đó có dịch vụ thay đổi tình trạng bệnh, xác nhận tiêm chủng hoặc đã tiêm một hay hai liều vaccine trong giấy chứng nhận giả .

Trong số những đối tượng trên, có 21 người đóng vai trò môi giới, gồm 9 công dân Saudi Arabia và 12 người nước ngoài cư trú ở nước này.

Số còn lại, gồm 76 công dân Saudi Arabia và 16 người nước ngoài cư trú ở nước này đã bị cáo buộc sử dụng dịch vụ trái phép này.

Trước đó, hồi tháng 6, giới chức Saudi Arabia cho biết hai quan chức bộ y tế nằm trong nhóm đối tượng tình nghi bị bắt vì có âm mưu thay đổi dữ liệu về dịch bệnh một cách trái phép.

Theo Bộ Y tế Saudi Arabia, hơn 21 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng ở nước này.

Bắt đầu từ tháng 8, chỉ có những người đã tiêm chủng mới có thể đến các tòa nhà chính phủ, các cơ sở giáo dục, các địa điểm giải trí hoặc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Những người lao động trong khu vực nhà nước và tư nhân sẽ chỉ được phép trở lại làm việc sau khi đã tiêm phòng.

Trong khi đó, dự kiến có khoảng 60.000 người ở Saudi Arabia có giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ tham gia cuộc hành hương đến thánh địa Mecca năm nay. Đây là lần thứ hai số lượng người tham gia sự kiện này giảm mạnh do đại dịch COVID-19.

Theo  (TTXVN/ Vietnam+)


Cùng chuyên mục

Israel có thể phải hủy gần 800.000 liều vaccine Pfizer
Bộ Y tế Israel sẽ tiêu hủy ít nhất 800.000 liều vaccine Pfizer nếu không tìm được người mua trong vòng 2 tuần tới, một kênh truyền hình đưa tin. Số liều vaccine Pfizer này sắp hết hạn vào cuối tháng 7 và trị giá hàng trăm triệu USD, theo kênh truyền hình Kan.
 

 

30/06/2021
Campuchia thêm 883 ca mắc, 16 ca tử vong do COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, số ca mắc mới và số ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây tại Campuchia không có dấu hiệu giảm đi, thậm chí còn đang tiến sát tới ngưỡng cao 900 ca một ngày, với ngày càng nhiều ca lây nhiễm ngoài thủ đô Phnom Penh và các ca nhập cảnh.

29/06/2021
Indonesia tăng kỷ lục hơn 21.000 ca nhiễm Covid-19

Indonesia tăng hơn 21.000 ca nhiễm mới Covid-19, cao kỷ lục từ khi dịch bùng phát, trong bối cảnh các bệnh viện ở nước này đang trở nên quá tải. Giới chức y tế Indonesia thông báo ghi nhận 21.342 ca nhiễm mới nCoV hôm 27/6, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc vượt 2,1 triệu người. Nước này cũng tăng 409 ca tử vong vì Covid-19 chỉ sau một đêm, khiến số người chết vượt 57.000.

28/06/2021
Australia sẽ hỗ trợ 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam

Những liều vaccine này được hỗ trợ cho Việt Nam trong bối cảnh trước đó Australia đã cam kết một gói hỗ trợ trị giá 40 triệu AUD cho chương trình triển khai vaccine COVID-19 của Việt Nam. Thượng nghị sỹ Marise Payne, Bộ trưởng Ngoại giao và Thượng nghị sỹ Zed Seselja, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế và Thái Bình Dương cho biết trong năm 2021, Australia sẽ hỗ trợ 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 AstraZeneca cho chương trình triển khai vaccine của Việt Nam.

15/07/2021