Từ bệnh nhân chấn thương sọ não trở thành "máy tính sống" nhanh nhất thế giới

17:35, 12/09/2020

Anh Neelakantha Bhanu Prakash, 20 tuổi, nổi tiếng ở Ấn Độ với biệt danh "chiếc máy tính sống" nhanh nhất thế giới.

Theo sách kỷ lục Limca của Ấn Độ, quá trình não bộ của anh Bhanu xử lý các con số nhanh hơn gấp 10 lần so với não bộ bình thường. Trong khi đó, anh Bhan cho biết mình có thể tính toán nhanh các phép tính phức tạp như vậy là nhờ luyện tập.

"Ví dụ, với phép tính 8.763 x 8, tôi tính như sau: 8.000 x 8 = 64.000; 700 x 8 = 5.600; 60 x 8 = 480; 3 x 8 = 24. Rồi tôi cộng tất cả lại. Nhưng điều này yêu cầu não bộ phải nhớ tất cả những phép tính đó. Phương pháp mà tôi sử dụng rất quen thuộc với các phương pháp chung, chỉ có điều là tối ưu hóa não bộ".

Anh Neelakantha Bhanu Prakash được biết đến ở Ấn Độ với biệt danh
Anh Neelakantha Bhanu Prakash được biết đến ở Ấn Độ với biệt danh "chiếc máy tính sống" nhanh nhất thế giới. (Nguồn: CNN)

Vào ngày 15/8 vừa qua, anh Bhanu, sống tại thành phố Hyderabad, bang Telangana, Ấn Độ đã trở thành người châu Á đầu tiên giành huy chương vàng hạng mục tính nhẩm tại Olympiad Thể thao Trí tuệ ở London, Anh.

Tuy nhiên, anh Bhanu không thích được miêu tả như một người phi thường.

"Chắc chắn là không rồi, tôi thấy không thoải mái lắm với từ ‘phi thường’ vì nó không cho thấy những nỗ lực và kinh nghiệm của tôi, cứ như tôi tự nhiên có được khả năng ấy vậy" - anh Bhnu nói, nhấn mạnh khả năng toán học của mình không phải từ trên trời rơi xuống.

Trên thực tế, mọi chuyện lẽ ra đã có thể rất khác.

Năm 2005, ở tuổi lên 5, anh Bhnu bị ngã khỏi chiếc xe trượt scooter trong một vụ va chạm với xe tải, đập đầu xuống đường và bị chấn thương sọ não. Anh phải khâu 85 mũi và trải qua nhiều ca phẫu thuật. Khi anh tỉnh lại sau gần 7 ngày hôn mê, bác sĩ nói với bố mẹ anh rằng nhận thức của anh có thể bị ảnh hưởng trong suốt phần đời còn lại do vết thương ở đầu. Cả một năm sau đó, anh nằm liệt giường.

"Tai nạn đó đã làm thay đổi định nghĩa của tôi về niềm vui, và đó là lý do tại sao có tôi ngày hôm nay" - anh nói.

Trong suốt quá trình hồi phục, Bhanu học cách chơi cờ và giải ô chữ để giữ tâm trí mình luôn bận rộn, cuối cùng là tìm đến các bài toán.

Anh Bhanu và những giải thưởng đạt được năm 10 tuổi. (Nguồn: CNN)
Anh Bhanu và những giải thưởng đạt được năm 10 tuổi. (Nguồn: CNN)

"Tôi vẫn nhớ rò rành cảm giác ấy… đó là trải nghiệm đau đớn nhất trong cuộc đời tôi" - anh nhớ lại - "Tôi thậm chí không thể đi học trong một năm liền. Tôi chỉ có thể dựa vào các con số và ô chữ để hồi phục".

Vết thương đã để lại cho Bhanu một vết sẹo xấu xí. Để bảo vệ cảm xúc của con, bố mẹ anh Bhanu đã gỡ hết gương trong nhà suốt một năm. Nhưng anh quyết tâm không để vết sẹo đó chi phối cuộc đời mình.

"Nó thúc đẩy tôi tiến lên phía trước. Tôi phát hiện ra rằng mình cũng giỏi ở một lĩnh vực nào đó và tôi sẽ chứng minh bản thân mình ở lĩnh vực ấy" - anh nói.

Ở tuổi lên 7, Bhanu giành giải 3 trong một cuộc thi về tính nhanh tại bang Andhra Pradesh. Kể từ sau đó, anh đã giành được vô số giải thưởng quốc tế, phá nhiều kỷ lục.

Anh Bhanu hy vọng, thành công của mình sẽ truyền cảm hứng học toán cũng như động viên những nhà toán học Ấn Độ tham gia thi đấu ở đẳng cấp thế giới.

"Tôi không muốn là gương mặt đại diện toán học, vốn đã có đủ người đại diện rồi và họ đều xuất chúng. Tôi chỉ muốn là gương mặt chống lại nỗi sợ toán mà thôi" - anh nói.

Theo: VTV


Cùng chuyên mục

Mỹ có thể cấp phép vaccine trước khi giai đoạn thử nghiệm 3 hoàn thành

Các đơn vị phát triển vaccine có thể nộp đơn xin cấp phép và phê duyệt trước khi kết thúc giai đoạn 3. Người đứng đầu Cơ quan Dược và Thực phẩm Mỹ Stephen Hahn cho biết sẵn sàng bỏ qua các quy trình phê duyệt thông thường để cấp phép vaccine ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên ông khẳng định quyết định của cơ quan này không liên quan đến việc làm hài lòng hay thúc đẩy cơ hội tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

31/08/2020
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo sẽ điện đàm lần chót với Tổng thống Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người vừa tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe, dự kiến sẽ điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 31/8 tới đây.Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người vừa tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe, dự kiến sẽ điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 31/8 tới đây. Nội dung cuộc điện đàm tập trung vào việc thông báo lý do ông Abe đột ngột từ chức vì lý do sức khỏe, đồng thời, dự kiến... 

29/08/2020
WHO cảnh báo châu Âu về một "giai đoạn khó khăn" khi năm học mới bắt đầu

WHO cảnh báo châu Âu đang bước vào thời kỳ khó khăn trong cuộc chiến chống dịch bệnh khi năm học mới bắt đầu. Giám đốc khu vực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge hôm nay cảnh báo, châu Âu đang bước vào thời kỳ khó khăn trong cuộc chiến chống dịch bệnh khi năm học mới bắt đầu. Ông đồng thời nhấn mạnh vai trò của thanh thiếu niên trong việc lây truyền virus SARS-CoV-2.

28/08/2020
Trung Quốc cấp phép thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên người

Vaccine ngừa Covid-19 tái tổ hợp gen từ tế bào côn trùng vừa được Cục quản lý giám sát dược phẩm Trung Quốc cấp phép thử nghiệm trên người. Người phụ trách phòng thí nghiệm bệnh viện Hoa Tây, thuộc đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc Ngụy Vu Toàn cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành chèn gen của virus vào trong tế bào côn trùng, từ đó biến tế bào trở thành "nhà máy" sản xuất protein vaccine tái tổ hợp chất lượng cao.

27/08/2020