WHO cảnh báo giai đoạn tồi tệ nhất của Covid-19 vẫn ở trước mắt

08:36, 30/06/2020

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát đi cảnh báo giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới vẫn đang ở trước mắt.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. 

Lời cảnh báo được Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong buổi họp báo về đại dịch Covid-19h ngày 29/6 tại Geneva, Thuỵ Sỹ.

Theo người đứng đầu WHO, với việc nhiều quốc gia trên thế giới gỡ bỏ phong toả, cùng tâm lý buông lỏng của người dân, đại dịch Covid-19 đang có môi trường và điều kiện thuận lợi để bùng phát mạnh hơn và tồi tệ hơn cả giai đoạn đầu đại dịch.

“Một vài quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng trở lại khi tiến hành mở lại nền kinh tế và đời sống xã hội. Đa số người dân vẫn đang có nguy cơ nhiễm bệnh và virus còn rất nhiều không gian để lây lan. Tất cả chúng ta đều muốn rằng mọi thứ đã kết thúc nhưng thực tế khắc nghiệt là còn lâu nữa đại dịch mới qua. Dù tình hình tại nhiều quốc gia có tiến bộ nhưng trên toàn cầu thì đại dịch vẫn đang tăng tốc”, ông Ghebreyesus nói.

Theo các con số thống kê được WHO đưa ra trong vài ngày qua, mức độ lan rộng của đại dịch Covid-19 trên thế giới thể hiện rõ nhất ở việc hiện chỉ mất khoảng 1 tuần là đã có 1 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khi ở giai doạn đầu của đại dịch, sau hơn 3 tháng mới có 1 triệu người nhiễm.

WHO cũng nhắc lại một cột mốc đáng chú ý khác là ngày 30/6 là vừa tròn 6 tháng WHO nhận được báo cáo đầu tiên từ Trung Quốc về căn bệnh viêm phổi lạ ở Vũ Hán. Sau 6 tháng đại dịch chính thức xuất hiện, toàn thế giới đã có trên 10 triệu ca nhiễm và trên 500 ngàn người tử vong vì Covid-19.

Tâm dịch hiện nằm ở châu Mỹ, với hai ổ dịch lớn nhất là Mỹ và Brazil, cũng là hai nước có dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng cộng, châu Mỹ chiếm khoảng một nửa tổng số ca nhiễm và ca tử vong của toàn thế giới. Tại các khu vực khác trên thế giới, dù dịch Covid-19 đã phần nào được khống chế nhưng nguy cơ tái bùng phát vẫn rất cao, như tại Trung Quốc, Hàn Quốc hay Đức.

Theo vov.vn


Cùng chuyên mục

Mưa lũ ở miền Nam Trung Quốc làm 78 người thiệt mạng và mất tích

Mưa lớn diện rộng gây lũ lớn ở miền Nam Trung Quốc gây thiệt hại nghiêm trọng, buộc nước này khởi động cơ chế ứng phó khẩn cấp thiên tai cấp quốc gia. Theo thông tin từ Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc công bố hôm qua (28/6), các đợt mưa lũ nghiêm trọng tại nhiều địa phương miền Nam nước này xảy ra liên tục từ đầu tháng 6 đến nay đã làm 78 người thiệt mạng và mất tích, hơn 12 triệu lượt người bị ảnh hưởng, 729.000 lượt người phải di dời khẩn cấp, hơn 100.000 ngôi nhà sập đổ và hư hỏng, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên đến 25,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,6 tỷ USD).

29/06/2020
Tổng thống Indonesia "đặt cược danh tiếng chính trị" để chống Covid-19

Tổng thống Indonesia bày tỏ sự thất vọng đối với cả 32 Bộ trưởng của ông vì không có khả năng quản lý khủng hoảng. Cung điện nhà nước Indonesia mới đây công bố một video cuộc họp nội các nước ngày cách đây 10 ngày, trong đó Tổng thống Indonesia thể hiện sự giận dữ đối với nội các vì cách làm việc trì trệ, không có tiến triển trong xử lí dịch Covid-19.

29/06/2020
Bê bối bằng phi công giả, Pakistan sa thải 5 quan chức

Nhà chức trách Pakistan đã sa thải 5 quan chức hàng không sau bê bối bằng phi công giả, vụ việc đang chấn động ngành hàng không nước này.

 
28/06/2020
Thế giới gần 10 triệu ca mắc covid-19, nửa triệu ca tử vong

Trang thống kê toàn cầu Worldometer cập nhật tình hình Covid-19 vào lúc 5h51 ngày 27/6/2020 (giờ Việt Nam) như sau: Thế giới có 9.883.612 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và 495.613 người tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp này.

27/06/2020
tròng kính chất lượng