Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2018 có chi phí cao nhất trong lịch sử

15:34, 17/10/2018

Số tiền quyên góp cho cuộc chạy đua vào quốc hội dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Mỹ đã lên tới gần 4 tỷ USD, trở thành cuộc tranh cử giữa nhiệm kỳ có chi phí cao nhất từ trước tới nay.

Số liệu của Ủy ban Bầu cử liên bang cho biết tổng số tiền được huy động đã lên tới 3,96 tỷ USD, vượt qua con số 3,84 tỷ USD cho cả cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2014. Tổng số tiền đã được huy động cho tới nay chưa bao gồm phần lớn các khoản quyên góp trong quý ba vừa qua. 


Trung tâm trên cũng ghi nhận nhiều quỹ quyên góp đã phá kỷ lục, trong đó quỹ vận động của Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Beto O'Rourke ở bang Texas đã lên tới 38 triệu USD.

Hiện các ứng cử viên đảng Dân chủ quyên góp được khoảng 714 triệu USD, cao hơn so với số tiền 542 triệu USD của các ứng cử viên đảng Cộng hòa. 

Bên cạnh đó, nhiều kỷ lục mới về chi tiêu cho các cuộc chạy đua được tạo ra, như cuộc cạnh tranh giữa Thượng nghị sỹ Bill Nelson và Thống đốc bang Florida Rick Scott để giành một ghế thượng viện của bang Florida, đã trở thành cuộc đua vào thượng viện "đắt đỏ" nhất trong lịch sử Mỹ. Hai ứng cử viên này đã huy động được tổng số tiền 79 triệu USD. 

Các cuộc đua vào thượng viện ở bang Missouri, Arizona, Indiana và Wisconsin cũng có chi phí hơn 50 triệu USD/bang.

Chỉ còn chưa đầy ba tuần nữa là tới thời điểm cử tri Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng. Các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy đa số người dân Mỹ không hài lòng với hoạt động hiện nay của Quốc hội Mỹ.

Phe Dân chủ đang hy vọng giành thêm ghế để có thể đảo ngược thế đa số kiểm soát của phe Cộng hòa tại cả hai viện quốc hội hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng bởi các cuộc đua sẽ rất cam go tại các bang cạnh tranh nhất với phần lớn là các cử tri nông dân đã bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump năm 2016.

Theo: Vietnamplus.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Theo CNN: Ả Rập Saudi sẽ thừa nhận nhà báo Khashoggi chết giữa lúc thẩm vấn

Theo hãng tin CNN, Ả Rập Saudi sắp tới sẽ đưa ra thông báo chi tiết về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi (tờ Washington Post) tại Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp việc trước đó Nhà vua Salman phủ nhận sự liên quan của Riyadh tới vụ việc này. Cụ thể, Ả Rập Saudi sẽ thừa nhận nhà báo Khashoggi bị sát hại trong toà lãnh sự quán nước này tại Istanbul, đồng thời công bố nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do một sự cố trong quá trình thẩm vấn. Hai nguồn tin vô danh cho biết Ả Rập Saudi hiện vẫn đang "chuẩn bị cho bản thông báo", và "một số thông tin quan trọng có thể sẽ được thay đổi".

17/10/2018
Mỹ: 29 người chết do bão Michael, nhiều người mất tích

Ngày 16-10, tại Panhandle, Florida (Mỹ), số người thiệt mạng do bão Michael đã tăng lên ít nhất 29 người trong khi lực lượng cứu hộ vẫn tìm kiếm hàng trăm người khác mất tích, một tuần sau khi cơn bão san phẳng khu vực này. Theo Reuters, bão Michael đổ bộ khu vực bờ biển Tây Bắc Florida vào ngày 10-10 vừa qua với sức gió 250km/h khiến nước biển tràn vào bờ, phá hủy nhiều nhà cửa, đường phố và gây thương vong lớn...

17/10/2018
Tuyết rơi dày gần nửa mét ở miền Tây nước Mỹ giữa tháng 10

Tuyết rơi ở các khu vực dọc Rockies và Plains sáng 14/10, theo ABC News. Tuyết do biên lạnh tạo ra được dự đoán sẽ tiến sâu về phía Nam trong các ngày 15-16/10. Nhiệt độ lạnh kỷ lục có thể xuất hiện tại Texas sáng 15/10. Trong khi đó, 5-10 cm tuyết được dự đoán rơi ở Colorado, Nebraska, Kansas và New Mexico. Các khu vực vùng núi có thể lên đến 40 cm tuyết.

16/10/2018
Thủ tướng Anh lạc quan về triển vọng đạt được thỏa thuận Brexit

Tối 15/10 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Anh Theresa May đã có bài phát biểu trước Hạ viện nước này để thông báo tình hình đàm phán về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Phát biểu trước các nghị sỹ Hạ viện, Thủ tướng May vẫn bày tỏ sự tin tưởng thỏa thuận Brexit "có thể đạt được" bất chấp các cuộc đàm phán với EU đang ngày càng bế tắc về vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và thành viên EU Ireland. 

16/10/2018