Phương Tây phản ứng trái chiều sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ

12:46, 25/11/2015

Trong khi Mỹ và NATO lên tiếng bảo vệ hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga của Thổ Nhĩ Kỳ thì Đức cho rằng, hành động này là quá bất ngờ.

Theo RT, trước việc máy bay cường kích Su-24 của Nga bị máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khi đang tiến hành các cuộc không kích IS ở Syria, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ “giận giữ và thất vọng trước hành động không thể dự đoán trước này của Thổ Nhĩ Kỳ”.

phuong tay phan ung trai chieu sau vu may bay su-24 cua nga bi ban ha hinh 0
Một chiếc Su-24 của Nga. Ảnh Sputnik

Theo ông Peskov, hành động này là “không thể lý giải nổi” nhất là theo thông tin tình báo của quân đội Nga, chiếc Su-24 bị bắn hạ khi đang bay trong không phận Syria.

“Trong vụ này, chúng tôi rất muốn nghe phản ứng của NATO và các nước phương Tây”, ông Peskov nói và nhấn mạnh, việc máy bay Nga bị bắn hạ sẽ không làm tổn hại đến chiến dịch chống IS của Không quân Nga.

Đáp lại, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO ủng hộ hành động bắn hạ máy bay Nga của Ankara.

“Chúng tôi đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ việc đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh NATO”, ông Stoltenberg tuyên bố.

Theo ông Stoltenberg, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đã liên lạc với nhau sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ nhưng Nga chưa hề liên lạc gì với NATO. Ông Stoltenberg kêu gọi cả 2 bên tăng cường liên lạc và tiến hành các biện pháp để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc trong tương lai.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tiến hành điện đàm với nhau về vụ này. Trong cuộc điện đàm, lãnh đạo Mỹ bày tỏ: “Mỹ và NATO ủng hộ quyền bảo vệ chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ”.

“Tuy nhiên, Mỹ và NATO nhất trí về tầm quan trọng của việc hạ nhiệt căng thẳng sau vụ việc nói trên và mong muốn các bên liên quan tiến hành thu xếp để đảm bảo rằng những hành động này sẽ không xảy ra một lần nữa”, ông Obama nói.

Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi các bên liên lạc trực tiếp với nhau sau vụ máy bay Nga bị bắn hạ để tránh tình hình tiếp tục leo thang.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh tuyên bố: “Thủ tướng Anh kêu gọi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu cần phải đảm bảo duy trì liên lạc trực tiếp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này”.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel gọi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là quá bất ngờ.

“Vụ việc này cho thấy lần đầu tiên chúng ta phải đối đầu với một bên đang tỏ ra cực kỳ khó dự đoán trong khu vực. Theo rất nhiều thông tin từ các bên có liên quan đến vụ việc này, bên đó là Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải Nga”.

Theo ông Gabriel, Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến tình hình Syria trở nên ngày càng phức tạp hơn.

Ngay sau vụ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga, hàng trăm người đã tuần hành trước cổng Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Moscow và lên án hành động này.

Những người biểu tình mang những tấm biển với các dòng chữ: “Đừng mong khách Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ nữa nhé”, “Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của IS” hoặc “Một cú đâm sau lưng”.

Đám đông cũng yêu cầu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng giải thích về vụ này, tuy nhiên, yêu cầu này bị phớt lờ./.

vov.vn

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người Jordan biểu tình để bày tỏ tình đoàn kết với Palestine

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở Amman, thủ đô Jordan ngày 30/10 nhằm phản đối tình trạng bạo lực ở Bờ Tây và biểu thị tình đoàn kết với Palestine.

31/10/2015
Vì sao đến giờ Mỹ mới đưa tàu USS Lassen vào tuần tra ở Biển Đông?

Việc tàu USS Lassen đến giờ mới vào tuần tra ở Biển Đông khiến nhiều quan chức Lầu Năm Góc thất vọng vì sự chậm chễ không đáng có của Nhà Trắng.

30/10/2015
Ai Cập kéo dài tình trạng khẩn cấp tại Sinai

Tổng thống Ai Cập đã quyết định mở rộng tình trạng khẩn cấp thêm ba tháng tại một số khu vực bất ổn phía Bắc bán đảo Sinai của nước này.

29/10/2015
ĐHĐ Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ dỡ bỏ cấm vận Cuba

Cuba ước tính, chính sách cấm vận của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua đã gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này ít nhất 830 tỷ USD...

28/10/2015