Yên Minh tích cực khắc phục thiệt hại do thiên tai

07:36, 12/09/2017

BHG- Trong 8 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của thiên tai bão lốc, mưa kéo dài và trên diện rộng, đã gây thiệt hại lớn cho các công trình hạ tầng thiết yếu và sản xuất của người dân ở Yên Minh. Tính đến 30.8, tổng thiệt hại do thiên tai trên địa bàn huyện Yên Minh ước tính trên 22 tỷ đồng.

Điểm sụt lún lớn tuyến tỉnh lộ 176, đoạn qua thôn Sa Lỳ, xã Ngam La được huyện Yên Minh khắc phục tạm thời.
Điểm sụt lún lớn tuyến tỉnh lộ 176, đoạn qua thôn Sa Lỳ, xã Ngam La được huyện Yên Minh khắc phục tạm thời.

Theo ghi nhận của các ngành chức năng huyện Yên Minh, những năm trước, thiên tai ở huyện vùng cao này gây thiệt hại lớn chủ yếu do mưa đá, tố lốc. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, tình hình thiệt hại 8 tháng đầu năm 2017 chủ yếu đến từ mưa lũ. Trong tổng số trên 22 tỷ đồng thiệt hại do thiên tai gây ra trong 8 tháng qua ở Yên Minh, có khoảng 17 tỷ đồng thiệt hại do mưa lũ làm sạt lở đất, đá gây hỏng các tuyến đường, công trình phúc lợi và ngập úng đất sản xuất, hoa màu. Cụ thể, tính đến 30.8, mưa lớn làm sạt lở hàng trăm điểm ta - luy dương trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện thuộc địa bàn huyện Yên Minh với khối lượng đất, đá sạt lở trên 18.000m3; trong đó có 200 m đường tỉnh lộ 176 từ Mậu Duệ (Yên Minh) đi Minh Ngọc (Bắc Mê) nền đường bị sụt lún 1,4m, mặt đường có nhiều vết nứt, khe sâu; một số tuyến đường bị sạt lở ta - luy âm lấn sâu vào mặt đường trên 1m, nền đường kết cấu yếu, có thể sụt lún nếu có mưa kéo dài và sạt lở ta luy dương gây tắc cục bộ... Bên cạnh đo, mưa lũ đã vùi lấp trên 300 m kênh mương, gần 10 ha lúa, trên 460 ha ngô và gần 6 ha đất sản xuất lúa 2 vụ...Ứng phó khi thiên tai xảy ra, cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Yên Minh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, khắc phục ngay những thiệt hại nhỏ, ổn định đời sống cho nhân dân. Đồng thời bố trí nguồn kinh phí dự phòng để khắc phục thiên tai. Đồng chí Phạm Xuân Diệu, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Yên Minh cho biết: Hàng năm, thiên tai ở Yên Minh thường gây thiệt hại lớn nên chúng tôi luôn chỉ đạo các ngành, địa phương coi đây là nhiệm vụ thường trực của toàn hệ thống chính trị. Khi nhận được thông báo của T.Ư, của tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, chúng tôi xác định nhiêm vụ lớn nhất là phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, tập trung tuyên truyền đến người dân. Khi thiên xảy ra, ngay lập tức phải thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, huy động các lực lượng khắc phục thiệt hại. Thường xuyên báo cáo tình hình; chủ động xây dựng kế hoạch khắc phục ngay những thiệt hại nhỏ và đề xuất cấp trên hỗ trợ các thiệt hại lớn. Làm sao đảm bảo các hộ bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, giao thông thông suốt, duy trì học sinh đến lớp...

Đến thời điểm này, huyện Yên Minh đã cấp gần 4 tỷ đồng để hỗ trợ cho hộ không may có người bị sét đánh chết và các hộ bị thiệt hại sập nhà, tốc mái và sản xuất nông nghiệp...; khắc phục các điểm sạt lở ta - luy dương và kè lại nhiều điểm ta - luy âm trên các tuyến đường huyện. Tuy nhiên hiện nay, do ngân sách hạn chế, trong khi nhiều thiệt hại lớn do thiên tai gây ra chưa có kinh phí bố trí ngay để khắc phục triệt để nên vẫn đang tiềm ẩn nguy hiểm như khu vực sạt lở của Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La; kè suối Nà Đồng... Đồng thời nhiều cơ sở hạ tầng như tỉnh lộ 176 do Sở Giao thông quản lý; đường Ngọc Long – Du Tiến, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư nhưng chưa bàn giao nên huyện Yên Minh bước đầu tạm thời rào chắn, đặt biển báo nguy hiểm cảnh báo người và phương tiện qua lại, chờ phương án và kinh phí đầu tư khắc phục của tỉnh.

Trước diễn biến tình hình thiên tai có thể tiếp tục xảy ra khi thời tiết thường xuyên diễn biến bất thường; liên tục xuất hiện các cơn bão lớn. Huyện Yên Minh đã chỉ đạo các xã, thị trấn luôn sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ứng dụng phương châm "4 tại chỗ"

BHG - Phương châm "4 tại chỗ" bao gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Để thực hiện hiệu quả phương châm này, các cấp, ngành cùng các gia đình, tổ chức chính trị-xã hội... cần chuẩn bị các phương án cụ thể, chi tiết sát với loại hình thiên tai sẽ xảy ra để chủ động, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

31/08/2017
Các hoạt động ứng phó khẩn cấp khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

BHG - Tình huống 1: Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở những khu vực đã dự kiến trước.

Các hoạt động ứng phó khẩn cấp cần thực hiện:

31/08/2017
Cách phòng, chống sét cho cửa cuốn

BHG - Nhiều người dân phản ánh hiện tượng bị sét đánh trực tiếp vào cửa cuốn ngoài nhà, xin chia sẻ một số cách phòng tránh:

Sét có thể đánh vào cửa cuốn theo hai đường:

30/08/2017
Xín Mần khắc phục hậu quả Bão số 6 và ứng phó ảnh hưởng hoàn lưu Bão số 7

BHG- Huyện Xín Mần là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất của hoàn lưu Bão số 6 trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của huyện, mưa lớn kèm gió lốc đã làm bị thương 1 người, 4 nhà ở bị sập hoàn toàn, 11 nhà bị tốc mái với mức thiệt hại từ 50 -70%; 2 điểm trường bị tốc mái hoàn toàn. 

30/08/2017