Chăm sóc gia súc, gia cầm sau mưa, lũ

08:09, 28/09/2017

BHG- Sau mưa, lũ là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan; việc phòng, chống dịch bệnh, bổ sung thức ăn để tăng cường sức đề kháng, vệ sinh chuồng trại cho gia súc, gia cầm sau mưa, lũ là cần thiết.

Sau lũ lụt, nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm khan hiếm do rau màu bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm. Bùn đất và khí hậu ẩm ướt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Môi trường sau lũ thường bị ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy, đây là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan.Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa, lũ, bà con cần phát hiện sớm dịch bệnh để kịp thời dập tắt bệnh, không để cho dịch lây lan trên diện rộng; đồng thời cần thực hiện những công việc cần thiết để chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như: Chống đói, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống...

Sau mưa, lũ, phần lớn nguồn thức ăn thô xanh đều khan hiếm vì thế để cho trâu, bò đủ chất dinh dưỡng thì có thể tăng thêm vào lượng thức ăn các loại khoáng chất, tăng lượng thức ăn tinh bột để gia súc, gia cầm lâu bị đói, nên bổ sung vào thức ăn lượng muối khoáng vừa đủ để tăng sức cho trâu, bò, lợn.

Những nơi quá khan hiếm thức ăn thô xanh thì cho trâu, bò ăn thêm bánh liếm (loại bánh làm phục vụ chăn nuôi); hoặc tìm trong khu vực những nơi có đồng cỏ không bị ngập có thể đưa trâu, bò lên để chăn dắt. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn tinh và các loại thức ăn dinh dưỡng khác để gia súc già mau chóng hồi phục sức khỏe và gia súc non tăng trưởng bình thường.

Hạn chế không cho trâu, bò uống nước ở những ao bị bùn; về chuồng trại cho gia súc, gia cầm sau lũ cần vệ sinh sạch sẽ, che chắn kín gió, tôn nền cho khô ráo, tăng chất độn chuồng, tránh để cho gia súc, gia cầm nằm nơi ẩm ướt. Cần chú ý đề phòng các bệnh về đường ruột cho gia súc sau lũ, đối với trâu, bò cần đề phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ do trâu, bò ăn phải thức ăn ngấm bùn...

Sau mưa, lũ, bà con cần tăng cường chăm sóc cho đàn gia súc hơn những ngày bình thường để tránh thiệt hại về kinh tế, góp phần ổn định sản xuất cũng như kinh tế gia đình.      

BTV (ST) 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì nỗ lực khắc phục các tuyến đường bị sạt lở

BHG- Thời gian qua, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì liên tiếp xảy ra các đợt mưa lớn, kéo dài; gây ra tình trạng sạt lở, lún trượt nền, mặt đường trên các tuyến đường, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên các tuyến. Với phương châm "4 tại chỗ", công tác khắc phục, xử lý đã và đang được huyện nhanh chóng triển khai, bảo đảm giao thông thông suốt.

28/09/2017
Đề phòng cây gãy, đổ trong mùa mưa

BHG - Nhiều năm qua, cứ vào mùa mưa, tình trạng cây xanh gãy, đổ trên các tuyến đường của thành phố Hà Giang khiến người dân lo nơm nớp khi tham gia giao thông. Mặc dù, đơn vị chức năng đã có những giải pháp để xử lý; nhưng thực tế cho thấy, tình trạng này vẫn xảy ra,... 

27/09/2017
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GẦN BỜ

Hồi 04 giờ ngày 25/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. 

25/09/2017
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG

Hồi 13 giờ ngày 23/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 117,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. 

23/09/2017