8 giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

08:37, 13/09/2017

BHG - Để phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai có hiệu quả, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, chúng ta không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Qua đó, lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.

Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.

Thứ ba, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.

Thứ tư, coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành.

Thứ năm, quy hoạch và xây dựng các công trình để vừa cấp nước cho các nhu cầu KT-XH, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; củng cố các tuyến đê sông, suối, ao, hồ thủy lợi... Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ...

Thứ sáu, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng.

Thứ bảy, khi có thiên tai xảy ra, cần huy động tổng hợp các lực lượng, nhất là lực lượng chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện và nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; phải chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và các yếu tố đảm bảo. Sau thiên tai, cần đánh giá chính xác thiệt hại, huy động nội lực với tinh thần “lá lành đùm lá rách” và coi trọng sự cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn cứu trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, dân chủ.

Thứ tám, thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp sang một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; xem đây là giải pháp căn cơ nhất để phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển một cách bền vững.

Quan tâm đầu tư cho các đơn vị cơ sở xã, phường nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ cao về phương tiện cứu hộ, cứu nạn, dự trữ các nhu cầu thiết yếu lương thực, thực phẩm, thuốc men,... để phục vụ ứng cứu và khắc phục kịp thời hậu quả của thiên tai.

Cần có quy định để các ngành, các cấp, các địa phương khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH cần lấy quy hoạch phòng, chống bão, lũ làm một tiêu chí quan trọng để chọn phương án phù hợp.

Tiếp tục qua tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình phòng, chống thiên tai như kiên cố hóa hồ đập,... đồng thời tăng cường công tác dự báo, dự tính; cung cấp thông tin dự báo đầy đủ và tin cậy hơn.

                BTV (ST)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các hoạt động ứng phó khẩn cấp khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

BHG - Tình huống 1: Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở những khu vực đã dự kiến trước.

Các hoạt động ứng phó khẩn cấp cần thực hiện:

31/08/2017
Ứng dụng phương châm "4 tại chỗ"

BHG - Phương châm "4 tại chỗ" bao gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Để thực hiện hiệu quả phương châm này, các cấp, ngành cùng các gia đình, tổ chức chính trị-xã hội... cần chuẩn bị các phương án cụ thể, chi tiết sát với loại hình thiên tai sẽ xảy ra để chủ động, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

31/08/2017
Xín Mần khắc phục hậu quả Bão số 6 và ứng phó ảnh hưởng hoàn lưu Bão số 7

BHG- Huyện Xín Mần là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất của hoàn lưu Bão số 6 trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của huyện, mưa lớn kèm gió lốc đã làm bị thương 1 người, 4 nhà ở bị sập hoàn toàn, 11 nhà bị tốc mái với mức thiệt hại từ 50 -70%; 2 điểm trường bị tốc mái hoàn toàn. 

30/08/2017
Cách phòng, chống sét cho cửa cuốn

BHG - Nhiều người dân phản ánh hiện tượng bị sét đánh trực tiếp vào cửa cuốn ngoài nhà, xin chia sẻ một số cách phòng tránh:

Sét có thể đánh vào cửa cuốn theo hai đường:

30/08/2017