Cần xiết chặt dịch vụ đòi nợ thuê

08:18, 28/08/2018

Làm thế nào để đòi nợ đúng pháp luật? Dĩ nhiên, nếu là quan hệ dân sự thì cần khởi kiện ra tòa án. Nhưng ngay cả khi có đầy đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện thì theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ thu nợ qua cơ quan thi hành án chỉ khoảng 50%; chính vì thế, nhiều chủ nợ tìm đến loại hình dịch vụ đòi nợ thuê.

Những hình thức vay mượn không cần thế chấp hoặc các thủ tục ràng buộc chặt chẽ như khi đi vay tại các tổ chức tín dụng, dẫn đến, khi người vay không trả nợ thì chủ nợ cũng rất khó có thể khởi kiện ra tòa án; ngay cả, khi có đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện thì việc thu hồi nợ cũng kéo dài... 

Chính vì vậy, người dân thường nhờ các đối tượng có "máu mặt" để đòi nợ, hoặc sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê. Đây là nguyên nhân dẫn tới dịch vụ đòi nợ thuê phát triển mạnh.

Để đòi được nợ, một đối tượng đòi nợ thuê đã sử dụng những chiêu trò như: khủng bố tinh thần qua điện thoại, đến nhà "con nợ" chửi bới, đe dọa; ném chất bẩn, bôi bẩn, rải truyền đơn, thậm chí là bắt giữ người nợ tiền trái pháp luật để gây sức ép.

Trước diễn biến phức tạp của loại hình dịch vụ đòi nợ thuê, mới đây, Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Theo đó, đề xuất Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ này.

Đáng chú ý, Dự thảo Nghị định đề xuất người đi đòi nợ thuê phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và xuất trình giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khi làm việc với khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân liên quan. Đồng thời, dự thảo cũng qui định tiêu chuẩn của người hoạt động trong dịch vụ đòi nợ là phải được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 6 tháng trở lên; có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên...

Theo chúng tôi,  dù loại hình dịch vụ này do Bộ nào quản lý, thì nguyên tắc cơ bản là tất cả các cơ sở kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải tuân thủ các qui định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh, không bao che, bảo kê cho các đối tượng "núp danh" dịch vụ hợp pháp để hoạt động phi pháp.

Trở lại loại hình dịch vụ này, cũng đã có những qui định pháp luật và cả những biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an để tăng cường quản lý. Song, theo chúng tôi, đây là loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy, chúng ta cần có thêm những qui định chặt chẽ để hạn chế sự phát triển của loại hình này, bởi trên thực tế, nếu không sử dụng các "chiêu trò" trái pháp luật, mà đòi nợ một cách đàng hoàng, thì dù thuê dịch vụ hay tự chủ nợ đi đòi lấy, gặp phải những "con nợ" chây ỳ cũng rất khó thu hồi nợ.

Còn nếu sử dụng dịch vụ đòi nợ, để dịch vụ này thực hiện ủy quyền của chủ nợ khởi kiện ra tòa thì đã có  các văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại,  tư vấn, hoặc thay mặt thân chủ khởi kiện trước tòa án hoặc tố giác tội phạm trước cơ quan Công an (nếu có dấu hiệu hình sự). Các văn phòng luật sư, thừa phát lại là những người am hiểu về pháp luật, có chứng chỉ hành nghề nên sẽ hạn chế được các hình thức đòi nợ trái qui định của pháp luật.

Trong trường hợp để dịch vụ đòi nợ được phát triển bình đẳng như các ngành nghề khác thì người hành nghề cũng cần có kiến thức về pháp luật và phải có chứng chỉ hành nghề như qui định đối với các văn phòng luật và thừa phát lại?

Theo CAND


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh: Bắt 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

BHG - Ngày 23.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh) đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với 2 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức nhận hồ sơ và tiền để xin việc làm. Hai đối tượng là Hà Thị Bích Ngọc (sinh 1969), trú tại tổ 4 và Nguyễn Diệu Hương (sinh 1981), trú tại tổ 16, phường Trần Phú (TP Hà Giang). Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định trong năm 2015, 2016, cả 2 đối tượng Ngọc và Hương đã có hành vi lừa đảo...

23/08/2018
Đội Quản lý thị trường số 01, thành phố Hà Giang: Tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

BHG - Ngày 21.8, Đội Quản lý thị trường Hà Giang đã tiến hành tiêu hủy 23 mặt hàng, gồm: Phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu HONDA và YAMAHA cùng với tem mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo nhãn hiệu HONDA, YAMAHA. Số hàng hóa trên được phát hiện vào ngày 25.7.2018, khi đội Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra cửa hàng sửa chữa thay thế phụ tùng xe máy Duy Thường (địa chỉ: Tổ 3, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang)...

23/08/2018
Nâng cao hiệu quả mô hình "Câu lạc bộ vững bước"

BHG - Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình "Câu lạc bộ vững bước", ngày 22.8, UBND Phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) đã tổ chức hội nghị bàn về các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới với các thành viên của Câu lạc bộ. Mô hình "Câu lạc bộ vững bước" được UBND Phường Ngọc Hà thành lập từ năm 2014, là tổ chức để giúp đỡ những người đã một thời lầm lỗi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Mô hình gồm có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, các ủy viên và thành viên cùng tham gia... 

23/08/2018
Xử lý người nước ngoài vi phạm Luật Giao thông

BHG - Tuần tra, kiểm soát là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự (CSGT-TT), Công an thành phố Hà Giang (TPHG). Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, những trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) là du khách nước ngoài, Đội CSGT-TT gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Điều này, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong công tác phối hợp quản lý người nước ngoài điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh và tại TPHG.

 

23/08/2018