Về việc chống cá tầm nhập lậu

Người nuôi trong nước phải chấm dứt tiếp tay “tráng men” cá tầm lậu

07:40, 23/07/2013

Thời gian gần đây, liên tiếp nhiều vụ buôn bán cá tầm nhập lậu đã bị phát hiện. Đa số nguồn hàng này đều từ bên kia biên giới, tuồn vào trong nước qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tuy nhiên, số vụ việc bị phát hiện chỉ chiếm một phần rất nhỏ, trong số cá tầm hằng ngày được nhập lậu, tiêu thụ trên thị trường. Chưa kể, đã xuất hiện tình trạng “tráng men” cho cá lậu thành cá tầm nuôi trong nước để kiếm lời bất chính.


Theo thống kê mới nhất của Đội QLTT số 1 (Chi cục QLTT Hà Nội), từ tháng 12/2012 đến 10/7/2013, Đội đã phối hợp với Công an bắt được 5 vụ buôn lậu cá tầm, thu 258 triệu đồng, phạt tiền 17,5 triệu đồng. Cụ thể, ngày 5/12/2012, lực lượng chức năng đã kiểm tra ôtô BKS 15C 04021 đang bốc dỡ hàng của Công ty Thành Huy (18 ngõ 402 Bạch Mai), phát hiện xe chở 260 con cá tầm trị giá 97,5 triệu đồng. Người vận chuyển đã bị phạt hành chính 4 triệu đồng.

Ngày 29/4, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện xe 31F - 9774 do Đào Văn Việt (trú tại Lam Sơn, Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định) điều khiển chở 280 con cá tầm đã chết với trọng lượng 860kg (trị giá 25.800 triệu đồng). Cùng ngày, xe 14C-05819 cũng bị phát hiện chở 210 con cá tầm trọng lượng 525kg, trong đó một số đã chết. Tổng giá trị của số hàng (theo khai báo) là 26,25 triệu đồng. Tiếp đó, xe tải 30N - 2914 cũng bị phát hiện chở 190 con trọng lượng 475kg. Như vậy, chỉ trong ngày 29/4, đã có 3 xe chở cá tầm lậu bị bắt với tổng trọng lượng 1,86 tấn cá.

Ngày 21/5, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện một xe chở 625 con cá tầm, tương đương 1,5 tấn, trong đó một số đã chết đưa vào Hà Nội. Đa phần các chủ hàng khai đưa hàng vào chợ đầu mối Yên Sở.

Một chiêu bài phổ biến được các chủ hàng sử dụng là khai thấp giá trị hàng hóa để hưởng mức phạt nhẹ. Có thể thấy với 1,5 tấn cá bị bắt ngày 21/5, chủ hàng chỉ khai trị giá 67,5 triệu đồng, tương đương giá nhập chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Đây hầu như là mức giá không tưởng nếu so với cá tầm trong nước ở mức cao đến 300.000 đồng/kg.

Đáng chú ý, những vụ buôn lậu cá tầm này được bắt giữ, khi sự việc còn chưa gây được sự chú ý với dư luận. Trên thực tế, tình trạng này đã âm thầm diễn ra từ lâu một cách dễ dàng, bởi cá tầm vẫn chưa được đưa vào tầm ngắm của chống lậu quyết liệt như gà. Mới đây, Cục Cảnh sát môi trường (C49) cũng cho biết, đã phối hợp với Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an cùng Phòng PC49 Công an các tỉnh biên giới phía Bắc xác minh, làm rõ tình hình cá tầm nhập lậu, trong đó đáng lưu ý hơn cả là tình trạng “rửa” cá, “tráng men” biến cá lậu thành cá tầm trong nước. Thủ đoạn rất đơn giản, chỉ cần vào đến nội địa, thả xuống ao nuôi “tráng” qua là cá tầm lậu đã đàng hoàng có nguồn gốc xuất xứ và giá lập tức cao lên gấp 3, 4 lần. Trong khi đó, bằng cảm quan, rất khó để người tiêu dùng phân biệt cá trong nước và cá lậu. Cùng với sự tiếp tay của một số chủ đầm trong việc “rửa” cá, người tiêu dùng coi như chịu chết.

Cá tầm nuôi đúng quy chuẩn tại Việt Nam. (Nguồn: Thuysanvietnam.com).

Có thể trở lại vụ việc các siêu thị trong nước bị tố bán cá tầm lậu, và do đó Metro bị lực lượng QLTT kiểm tra đột xuất tại cả 2 cơ sở ở Hà Nội. Qua kiểm tra, siêu thị này có đưa ra được chứng từ hóa đơn nhập hàng trong nước. Tuy nhiên, điều đó chưa đồng nghĩa với việc họ bán cá tầm trong nước. Ngay cả Đội QLTT số 1 – đơn vị trực tiếp kiểm tra cũng chưa ai dám xác thực điều này.

Theo điều tra ban đầu: Metro nhập hàng của Hasimex, Hasimex nhập hàng của chi nhánh của Công ty CP Cá tầm Phương Bắc tại Hà Nội, trong khi bản thân Công ty Phương Bắc phủ nhận bán cá cho Metro. Theo thông tin chúng tôi được biết, sau khi truy ngược lại đến chi nhánh Hà Nội của Phương Bắc, thì được biết ngoài bản thân Công ty Phương Bắc, chi nhánh này còn nhập hàng từ một nguồn tại Hoành Bồ (Quảng Ninh). Lực lượng chức năng sẽ phải tiếp tục xác minh nguồn này để làm rõ cá tầm của họ từ đâu. Đó là chưa kể đây mới là xuất trình hóa đơn ban đầu. Lực lượng chức năng còn phải kiểm tra hóa đơn nhập và bán hàng xem có khớp số liệu không, có tình trạng trà trộn, chỉ lấy cá trong nước để lấy giấy tờ hợp pháp, còn bán kèm cá nhập lậu hay không. Sự việc đến nay vẫn chưa thể kết luận.

Việc “nhái” nguồn gốc xuất xứ mới là vấn đề nan giải nhất đối với cơ quan chức năng. Theo kết quả điều tra của C49, cá tầm nhập lậu về Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu: Hoành Mô, Móng Cái (Quảng Ninh); Tà Lùng (Cao Bằng); Cốc Nam, Chi Ma (Lạng Sơn)… và đa số được các đầu nậu hợp thức hóa bằng giấy tờ từ các trang trại nuôi trong nước. Có những trang trại nuôi cá tầm diện tích không lớn, nhưng 6 tháng đầu năm này đã được các cơ quan chức năng đã cấp giấy kiểm dịch và xuất bán 40 lần với số lượng khoảng 70 tấn, trong khi cá tầm phải nuôi hàng năm mới có thể xuất bán. Việc cá tầm được nuôi chủ yếu là ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Bắc Giang, gần khu vực biên giới càng tạo điều kiện cho cá lậu trà trộn.

Để giải quyết tình trạng này, chính Hiệp hội cá nước lạnh, những người nuôi cá tầm phải cùng vào cuộc. DN là người lên tiếng kêu cứu, vì cá tầm nhập lậu gây hại cho sản xuất trong nước, trong khi lại chính một số trong đó tiếp tay hợp thức hóa cá lậu. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, mà nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc quyết liệt, vấn nạn này không thể được giải quyết triệt để. Và hệ quả là DN nuôi cá tầm chân chính sẽ có nguy cơ phá sản vì cá lậu, người tiêu dùng không được đảm bảo ATVSTP, khi hằng ngày vẫn bị mua nhầm thực phẩm lậu đội lốt hàng Việt Nam


cand.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lắp đặt ăngten chảo, trạm phát Internet để đánh bạc
Đến cuối tháng 7/2013, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm rõ hành vi phạm tội của 9 đối tượng trong đường dây đánh bạc trực tuyến xuyên quốc gia cực lớn thông qua mạng Internet đấu nối với casino Mộc Bài ở khu vực cửa khẩu Bavet - Campuchia.
22/07/2013
Triệt phá đường dây đưa người vượt biên trái phép
Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh vừa phối hợp với Công an Hà Tĩnh đã triệt phá đường dây đưa người trái phép qua biên giới Trung Quốc.
22/07/2013
Quyết liệt chặn cá tầm nhập lậu
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ngày 17/7, Cục Cảnh sát môi trường (C49) cho biết, đã phối hợp với Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV (C46) Bộ Công an cùng Phòng PC49 Công an các tỉnh biên giới phía Bắc xác minh, làm rõ tình hình cá tầm nhập lậu.
18/07/2013
Chuyện “bắt cóc bỏ đĩa” (!)
HGĐT- Trước tình hình gia tăng các vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trên cả nước, ngày 23.6.2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 12/CT-TT về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách, nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trong hoạt động vận tải trên địa bàn toàn quốc. Thực tế tại Hà Giang, trong những ngày đầu ra quân triển khai thực hiện
17/07/2013
Bể cá mini giá rẻ Bể cá mini