Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh: Góp phần giữ vững kỷ cương, pháp luật
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Những năm qua, theo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, ngành Kiểm sát thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Từ đó đến nay, các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp luôn khẳng định và đặt ra yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân phải tăng cường hơn nữa nhiệm vụ công tố cũng như vai trò, trách nhiệm trong hoạt động tư pháp.
Dưới sự ủy quyền của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, đồng chí Ấu Duy Quang, Viện trưởng Viện KSND tỉnh trao Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” cho đồng chí Lê Quang Triều, Ủy viên BTV Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy cùng 5 cá nhân đã và đang công tác tại Viện KSND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ pháp chế XHCN. Ảnh: PHI ANH
Thực hiện chủ trương đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp, biện pháp công tác; kiểm sát chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố; kiểm sát viên bám sát các hoạt động điều tra, chủ động đề ra yêu cầu điều tra; phê chuẩn các lệnh, quyết định đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Do vậy, tỷ lệ bắt giữ chuyển xử lý hình sự luôn đạt kết quả cao; việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan người vô tội, hạn chế thấp nhất việc để lọt tội phạm. Tại các phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, kiểm sát viên đã chủ động tham gia thẩm vấn, luận tội và tranh tụng...
Cùng với đó, công tác thực hành quyền công tố, việc kiểm sát các hoạt động tư pháp được Viện kiểm sát hai cấp quan tâm bằng việc thực hiện Chỉ thị 03 của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, thông qua nhiệm vụ chuyên môn của ngành, công tác kháng nghị và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước được tập trung và nâng cao hơn, nhằm hạn chế những yếu kém tồn tại, vi phạm xảy ra thuộc lĩnh vực quản lý. Từ đó, giúp cho tình hình trật tự, an ninh ngày càng được ổn định. Và, cũng trong năm qua, cán bộ, nhân viên của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đều ý thức cao trách nhiệm của mình. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng tháng, từng quý, cấp uỷ, lãnh đạo Viện bám sát nội dung chỉ đạo của cấp trên để có kế hoạch cụ thể, sát hợp với từng vụ việc. Cùng với đó, Viện còn thường xuyên tổ chức các buổi học tập, quán triệt các nghị quyết của cấp trên, gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên đơn vị học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay, cán bộ, đảng viên có lối sống lành mạnh, ý thức tốt trong quá trình công tác. Đơn vị còn tổ chức đặt hòm thư để nhân dân góp ý với kiểm sát viên. Mỗi khi nhận được các ý kiến khiếu nại của công dân, đơn vị đều tổ chức phân loại, chuyển hoặc trực tiếp thụ lý giải quyết theo đúng thẩm quyền và thời hạn luật định nên trong năm 2012 đã có gần 500 tin báo, tố giác tội phạm cơ quan điều tra thụ lý. Viện thực hiện tốt các buổi giao ban định kỳ với các ngành của địa phương để nắm bắt tình hình liên quan đến ANTT, cũng như biện pháp xử lý. Tuy nhiên, trong năm 2012, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp về tính chất và mức độ. Một số vụ án phát sinh mới, như: Tội tuyên truyền chống Nhà nước; đối tượng người nước ngoài lợi dụng trình độ công nghệ thông tin đã mua chuộc, lợi dụng, lôi kéo một số tri thức trẻ nhưng chưa có việc làm hoặc nhận thức xã hội lệch lạc để tiến hành các thủ đoạn, hành vi phạm tội. Các tội bắt cóc, chiếm đoạt, mua bán phụ nữ, trẻ em trước đây chỉ xảy ra ở vùng giáp biên nay đã phát sinh ở cả một số địa bàn sâu trong nội địa. Nguyên nhân do một số đối tượng lười lao động, nhưng muốn hưởng thụ dẫn đến phạm tội... Từ thực tế đó, để thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện đã chủ động bám sát kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương để xác định đúng công việc trọng tâm, trọng điểm cần triển khai thực hiện, nhất là những nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu xây dựng và thực thi pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng ngành; đổi mới chỉ đạo, điều hành; hướng mạnh các hoạt động về cơ sở; kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm sát; hoàn thiện quy chế nghiệp vụ, quy định trong các lĩnh vực công tác của ngành. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo Viện kiểm sát 2 cấp và thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện. Do đó, trong năm lãnh đạo Viện đã chỉ đạo 2 cấp xây dựng được 9 vụ án điểm, điều tra, truy tố, xét xử nhanh phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; đã ban hành 6 kháng nghị theo trình tự phúc thẩm và công tác thi hành án dân sự; gần 40 kiến nghị về những vi phạm của cơ quan chức năng, trong đó: 10 kiến nghị về công tác tạm giữ, tạm giam; 14 kiến nghị về thi hành án dân sự; 15 kiến nghị về công tác giải quyết án dân sự; công tác thi hành án dân sự và trong năm không có trường hợp nào đình chỉ điều tra bị can do không phạm tội hoặc các trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không có tội. Công tác giải quyết đơn thư, tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo của cơ quan Viện Kiểm sát đảm bảo thực hiện theo đúng quy chế của ngành, quy định của pháp luật, việc giải quyết đều triệt để, không có các điểm nóng, khiếu kiện kéo dài...
Phát huy những kết quả đạt được, bước sang năm 2013, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh quyết tâm đảm bảo thực hiện tốt công tác của ngành có bước chuyển biến mới theo tinh thần cải cách tư pháp. Theo đó, Viện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới chỉ đạo, điều hành; tiếp tục hướng mạnh các hoạt động về cơ sở; kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm sát; đề cao trách nhiệm của lãnh đạo Viện các cấp và thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; tăng cường chỉ đạo rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng chuyên đề nghiệp vụ để tổ chức tập huấn; chú trọng xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự... nhất là những nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu xây dựng và thực thi pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng ngành theo đúng phương châm, quyết tâm góp phần đảm bảo giữ vững kỷ cương, pháp luật của Đảng và Nhà nước đã đề ra...
Ý kiến bạn đọc