Những khó khăn, vướng mắc trong việc xét xử các tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có yếu tố nước ngoài

07:59, 17/08/2010

HGĐT- Với chức năng là cơ quan xét xử của nhà nước tại địa phương, những năm qua, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh đã giành được nhiều thành tích quan trọng, chất lượng công tác ngày càng được nâng lên.


 

 TAND tỉnh luôn xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự.


Hàng năm toàn ngành đã giải quyết, xét xử trên dưới nghìn vụ án các loại. Trong hoạt động xét xử, ngành Toà án Hà Giang đã phối hợp với Công an, Viện Kiểm sát, chính quyền địa phương tổ chức đưa ra xét xử lưu động đối với các vụ án trọng điểm, vụ án được dư luận quan tâm, đặc biệt là các vụ án về mua bán phụ nữ và trẻ em, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương.


Có thể nói, công tác xét xử đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đông đảo quần chúng nhân dân, nâng cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng. Việc xét xử các vụ án hình sự của ngành đã thực hiện đúng qui định của pháp luật, xét xử đúng người, đúng tội, không xử oan, không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Với đặc thù là tỉnh vùng cao biên giới, đa số dân cư sinh sống tại nơi đây hầu hết là các đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các tội phạm đến thực hiện hành vi phạm tội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các phát sinh về tội phạm và vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là các tội phạm có liên quan đến yếu tố nước ngoài.


Xuất phát từ những đặc thù trên, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền của tỉnh đã có nhiều chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện tổ chức truy quét và phòng, chống tội phạm trên địa bàn. Song tình hình tội phạm ngày càng có chiều hướng gia tăng và thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn, gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, TAND tỉnh luôn xác định công tác xét xử là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần trong quá trình xây dựng “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. TAND tỉnh đã quan tâm, chú trọng đưa ra xét xử kịp thời nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đối với các loại tội phạm nói chung, tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có yếu tố nước ngoài nói riêng. Qua thực tiễn xét xử của ngành Toà án cho thấy, tình hình tội phạm diễn ra trên địa bàn tỉnh chưa có chiều hướng giảm. Đối với tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ năm 2004 đến nay, TAND tỉnh đã đưa ra xét xử tổng số là 1.408 vụ án hình sự sơ thẩm, trong đó xét xử 52 vụ về mua bán phụ nữ và 10 vụ mua bán trẻ em có yếu tố nước ngoài. Nếu như năm 2004 xét xử 254 vụ án hình sự, không phát sinh vụ án về mua bán phụ nữ và trẻ em, thì đến năm 2009 xét xử 308 vụ, trong đó có 21 vụ mua bán phụ nữ và 04 vụ mua bán trẻ em.


Trước tình hình hình tội phạm nói chung và tội phạm về mua bán phụ nữ và trẻ em có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng và đặc biệt nguy hiểm, hàng năm thực hiện Kế hoạch của Tiểu Ban chỉ đạo 130, 138/UB của UBND tỉnh Hà Giang, TAND tỉnh đã tổ chức xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án đối với các loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiệm trọng, tội phạm về mua bán phụ nữ và trẻ em. Từ năm 2004, đến nay TAND tỉnh đã tổ chức xét xử lưu động được gần 300 vụ án, trong đó có gần 20 vụ án về mua bán phụ nữ và trẻ em có yếu tố nước ngoài. Thông qua hoạt động xét xử của ngành, bằng những hình ảnh cụ thể và lời lẽ, phân tích tranh tụng trực tiếp của những người tiến hành tố tụng, Luật sư, những người tham gia tố tụng. Đối với từng hành vi phạm tội cụ thể, nguyên nhân dẫn đến phạm tội của các bị cáo và phán quyết công minh của Hội đồng Xét xử tại phiên toà, đã giúp cho những người đến dự phiên tòa hiểu biết thêm những quy định của pháp luật hiện hành về những hành vi pháp luật bị cấm và chế tài của Nhà nước áp dụng đối với công dân khi thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự. Từ đó giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh có ý thức trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.


Để thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em có yếu tố nước ngoài nói riêng tại địa bàn tỉnh. Trên cơ sở thực tiễn xét xử đối với các loại tội phạm này, TAND tỉnh hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xét xử các tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có yếu tố nước ngoài như: Khi xét xử các vụ án mua bán phụ nữ và trẻ em có bị cáo là người nước ngoài, Toà án gặp khó khăn nhất là phiên dịch. Đối với trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam , theo quy định của BLTTHS, khi xét xử HĐXX phải kiểm tra lý lịch và làm rõ nhân thân của bị cáo, song trong hồ sơ xác định về tàng thư căn cước, danh chỉ bản cũng như xác định nhân thân của bị cáo rất khó khăn. Đa số các vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em có yếu tố nước ngoài, khi thực hiện khởi tố, điều tra, một số người liên quan trong vụ án thực hiện hành vi phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, đồng phạm hoặc có tổ chức là người nước ngoài nhưng phía Việt Nam không bắt được, dẫn tới giai đoạn xét xử không được triệt để. Đối với một số vụ án mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài, nạn nhân đang có con nhỏ từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi thường bế con đi theo, khi trốn về Việt Nam không biết con mình đang ở đâu, nhưng không chứng minh được bị cáo đã mang bán đứa trẻ, đến giai đoạn xét xử chỉ xét xử bị cáo về hành vi mua bán phụ nữ, dẫn đến xét xử vụ án không được triệt để. Bị hại, đại diện bị hại, nhân chứng thường là đồng bào dân tộc. Ý thức về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân cũng như tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa cao, cho nên khi nhận được giấy triệu tập của Toà án đến tham gia tố tụng tại phiên toà, không có tiền chi phí đi lại ăn nghỉ để đến Toà án tham gia tố tụng, vì vậy vụ án thường bị hoãn đến lần hai mới xét xử được hoặc xét xử vắng mặt bị hại, đại diện bị hại, nhân chứng tại phiên toà, phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án. Kinh phí để phục vụ cho công tác xét xử lưu động các vụ án hình sự nói chung và xét xử vụ án về mua bán phụ nữ và trẻ em có yếu tố nước ngoài nói riêng rất hạn hẹp. Toà án chủ yếu chỉ cấp hỗ trợ xăng xe cho các cơ quan tiến hành tố tụng đi tham gia xét xử lưu động cùng Toà án, không có đủ kinh phí để chi phí cho toàn bộ hoạt động xét xử lưu động, còn các khoản chi phí khác các đơn vị tự chi phí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.


Để thực hiện có hiệu quả công tác xét xử các tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có yếu tố nước ngoài, trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nông Đức Toàn, Chánh án TAND tỉnh cho biết: Năm 2010 và những năm tiếp theo, TAND tỉnh sẽ triển khai thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. TAND tỉnh không ngừng quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao năng lực nghiệp vụ cho thẩm phán, thư ký của ngành để đảm bảo thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự vàtinh thần cải cách tư pháp, nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tỉnh cần quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa kiến thức ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Trung Quốc cho cán bộ đang công tác tại cơ quan ngoại vụ của tỉnh. Khi phát sinh các vụ án có yếu tố nước ngoài, cơ quan điều tra cần phối hợp với cảnh sát nước bạn truy bắt các đối tượng, tiến hành điều tra đầy đủ, để khi xét xử có đủ cơ sở giải quyết vụ án được triệt để. Cấp uỷ, chính quyền các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể và nhà trường làm tốt công tác vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác với các thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, bắt cóc chiếm đoạt trẻ em để đưa ra nước ngoài; tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực chủ động đấu tranh tố giác tội phạm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.


MINH TÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lật xe tải tại chân Cổng trời Quản Bạ
HGĐT- Ngày 27.7, tại khu vựcchân cổng trời Quản Bạ, xe tải mang BKS 23T-3344 chở vật liệu xây dựng đã bị lật ngang khiến số lượng lớn xi măng bị đổ ra đường, gây ách tắc giao thông. Rất may, tài xế và phụ xe đã kịp nhảy ra ngoài thoát nạn.
28/07/2010
Bắt vụ vận chuyển gỗ trái phép
HGĐT- Hồi 3h, sáng ngày 28.7, qua tuần tra, Đội kiểm lâm cơ động huyện Quang Bình, đã phát hiện 4 đối tượng đi xe mô tô từ thôn Quyền, xã Xuân Giang, đi huyện Bắc Quang, đang vận chuyển6 hộp gỗ xoan hương, thuộc nhóm 6, với tổng khối lượng 1,065 m2.
28/07/2010
Trộm xe tay ga, làm giấy tờ giả đem bán
Cơ quan điều tra Công an TP Cà Mau đã bắt tạm giam 4 đối tượng, thu hồi 39 xe tay ga. Ngoài tội làm giả con dấu, tài liệu, các đối tượng có thể sẽ "dính" thêm tội lừa đảo.
27/07/2010
Hệ lụy từ việc chưa quản lý được thuê bao trả trước
Thời gian qua, với sự phát triển quá nóng về số lượng của thuê bao di động trả trước (chiếm hơn 90% tổng thuê bao), đã vượt qua số lượng dân số (gần 138 triệu thuê bao/86 triệu dân số) thì các cuộc gọi, nhắn tin khủng bố cũng vì thế mà có dịp… bùng phát. Và hệ lụy của nó là gây áp lực lớn đến tình hình trật tự xã hội, đẩy người sử dụng điện thoại rơi vào tình trạng phấp
27/07/2010